Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 2: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả giống vật nuôi bản địa?
A. Con vật dễ nuôi, chịu được kham khổ.
B. Con vật nhanh lớn, cho năng suất cao.
C. Sản phẩm thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.
D. Con vật dễ thích nghi với điều kiện môi trường địa phương.
Câu 3: Đâu không phải vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu
C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nước trái cây
D. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến sản phẩm động vật
Câu 4: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả phương thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)?
A. Là dạng kết hợp của nuôi chăn thả tự do và nuôi công nghiệp.
B. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia súc.
C. Là phương thức chăn nuôi chỉ áp dụng cho gia cầm
D. Là phương thức chăn nuôi ghép nhiều loại gia súc, gia cầm.
Câu 5: Vai trò của ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế Việt Nam là
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp nguyên liệu (da, lông, sừng) cho ngành công nghiệp nhẹ
C. Cung cấp sức kéo phục vụ tham quan, du lịch
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Những loại vật nuôi nào phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp?
A. Gà, vịt, lợn
B. Trâu, bò
C. Ong
D. Cừu, dê
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là triển vọng ngành chăn nuôi của nước ta?
A. Sản xuất hàng hóa theo mô hình khép kín.
B. Chăn nuôi bằng phương thức chăn thả hoàn toàn.
C. Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững.
Câu 8: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức chăn nuôi thả tự do?
A. Con vật có thể đi lại tự do, tự kiếm thức ăn.
B. Có mức đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên
C. Cho năng suất và khó kiểm soát dịch bệnh
D. Con vật được nuôi trong chuồng kết hợp với chăn thả.
Câu 9: Nuôi lợn (heo) có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa | 2. Trứng |
3. Thịt | 4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ | 6. Lông vũ. |
A. 1, 3.
B. 3, 4.
C. 3, 5.
D. 4, 6.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 11: Đối với những người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi, cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
A. Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
B. Có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.
C. Yêu thích động vật, có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng với yêu cầu của công việc chăn nuôi.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả phương thức nuôi công nghiệp (nuôi nhốt)?
A. Con vật được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, chỉ ăn các loại thức ăn do con người cung cấp.
B. Cho năng suất cao, chủ động kiểm soát được dịch bệnh.
C. Cần mức đầu tư cao.
D. Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn sẵn có ở địa phương.
Câu 13: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?
A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
B. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
C. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
D. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
Câu 14: Đâu là ngành nghề chính trong chăn nuôi?
A. Nghề chăn nuôi
B. Nghề thú y
C. Nghề chọn tạo giống vật nuôi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống?
A. Giúp cho con vật có sức khỏe tốt
B. Giúp cho con vật không quá gầy
C. Giúp cho con vật không quá béo
D. Giúp cho con vật càng béo càng tốt
Câu 16: Các nội dung chính về kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc cần dự kiến khi nuôi thả vườn một loại vật nuôi gồm
A. Chuẩn bị chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi.
B. Chọn con giống
C. Nuôi dưỡng và chăm sóc
D. Quản lí chất thải
E. Tất cả các đáp án trên
Câu 17: Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.
B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.
C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.
Câu 18: Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là:
A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai.
C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị.
Câu 19: Chất lượng vật nuôi đực giống sẽ tác động trực tiếp đến khía cạnh nào?
A. Số lượng và chất lượng đàn con sinh ra
B. Chất lượng thịt
C. Chất lượng sữa
D. Chất lượng trứng
Câu 20: Đâu là hai chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển khung xương vững chắc và là thành phần cấu tạo tinh dịch của lợn đực giống?
A. Calcium và sắt
B. Calcium và phosphorus
C. Sắt và phosphorus
D. Sắt và iodine
Câu 21: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất định để định nghĩa về bệnh?
A. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.
B. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau.
C. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn.
D. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn.
Câu 22: Điều trị bệnh cho vật nuôi là công việc chuyên môn của ai?
A. Người chăn nuôi
B. Bác sĩ thú y
C. Cán bộ khuyến nông
D. Người bán thuốc thú y
Câu 23: Hành động nào dưới đây của người chăn nuôi là đúng khi phát hiện vậy nuôi bị ốm?
A. Báo cho cán bộ thú y
B. Giết mổ
C. Tự mua thuốc về chữa trị
D. Bán ngay
Câu 24: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân hóa học gây bệnh cho vật nuôi?
A. Acid
B. Vi khuẩn
C. Thuốc trừ sâu hóa học
D. Thuốc diệt cỏ
Câu 25: Vaccine phòng bệnh là chế phẩm sinh học được chế ra từ:
A. Sản phẩm trồng trọt
B. Hóa chất tổng hợp
C. Chính mầm bệnh gây ra bệnh đó
D. Thuốc kháng sinh
Câu 26: Chuồng và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch với tần suất như thế nào?
A. Hằng tháng
B. Hằng tuần
C. Hằng ngày
D. Sau mỗi lứa nuôi
Câu 27: Yếu tố gây bệnh ở vật nuôi là
A. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật
B. Động vật có sức đề kháng thấp
C. Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 28: Loại bệnh nào ở vật nuôi có thể lây lan nhanh thành dịch?
A. Bệnh ngộ độc hóa chất
B. Bệnh do nhiệt độ quá thấp
C. Bệnh truyền nhiễm
D. Bệnh do chấn thương tai nạn
Câu 29: Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là:
A. Sử dụng vaccine.
B. Cho con vật ăn càng nhiều càng tốt
C. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt
D. Cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên
Câu 30: Vaccine khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng chống lại sự xâm nhập và nhân lên của mầm bệnh là bởi vaccine kích thích cơ thể sản sinh ra:
A. Kháng thể
B. Kháng sinh
C. Chất bổ
D. Máu
Câu 31: Thế nào là một chuồng nuôi hợp vệ sinh?
A. Có điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, …) phù hợp
B. Có sàn bằng bê tông
C. Có mái lợp bằng tôn
D. Có tường bao quanh
Câu 32: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí chất thải chăn nuôi hợp lí?
A. Góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
B. Làm tăng thêm nguồn thu nhập
C. Hạn chế ô nhiễm môi trường
D. Tạo việc làm
Câu 33: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân cơ học gây bệnh cho vật nuôi?
A. Tai nạn khi cày, kéo
B. Va đập khi vận chuyển
C. Tai nạn giao thông
D. Tia phóng xạ
Câu 34: Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch?
A. Bệnh giun đũa
B. Bệnh cúm gia cầm
C. Bệnh ghẻ
D. Bệnh viêm khớp
Câu 35: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
D. Nước ao bị đục.
Câu 36: Biểu hiện nào của động vật thủy sản không bị bệnh?
A. Cá bơi mất thăng bằng
B. Cá lên ăn đều
C. Cá có vết lở loét trên cơ thể
D. Tôm bị thay đổi màu sắc cơ thể
Câu 37: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 38: Biện pháp thứ năm để kiểm soát môi trường nuôi thủy sản là:
A. Sử dụng thực vật thủy sinh
B. Sử dụng ao lắng
C. Sử dụng chế phẩm sinh học
D. Lọc sinh học
Câu 39: Khai thác thủy sản mang tính hủy diệt là sử dụng:
A. Mìn
B. Kích điện
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 40: Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào:
A. Ngày
B. Mùa
C. Tầng nước
D. Cả 3 đáp án trên
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì II
Bình luận