Trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều bài 3 Nhân giống cây trồng
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 bài 3 Nhân giống cây trồng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?
A. Cây ăn quả
- B. Cây ngũ cốc
- C. Cây họ đậu
- D. Cây họ cải
Câu 2: Giâm cành là phương pháp
- A. nuôi cấy mô
B. nhân giống vô tính
- C. nhân giống hữu tính
- D. nhân giống vô tính và hữu tính
Câu 3: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống ghép cây?
- A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
- B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
- D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 4: Tại sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm cành?
- A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
- B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm
C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm
- D. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.
Câu 5: Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu?
- A. Đoạn cành giâm phải có nhiều lá
- B. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt)
C. Đoạn cành giâm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá
- D. Đoạn cành giâm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt)
Câu 6: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?
- A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng
- B. Tăng năng suất cây trồng
C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng
- D. Tăng vụ gieo trồng
Câu 7: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống giâm cành?
A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
- B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
- C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
- D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 8: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian bao lâu?
- A. 5 – 10 phút
B. 10 – 15 phút
- C. 5 – 10 giây
- D. 15 – 20 giây
Câu 9: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?
A. Lai tạo giống
- B. Giâm cành
- C. Ghép mắt
- D. Chiết cành
Câu 10: Có bao nhiêu phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 11: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống nuôi cấy mô?
- A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
- B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
- C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 12: Bộ phận nào của cây không được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính?
- A. Bộ phận cành cây
B. Bộ phận nụ của cây
- C. Bộ phận lá cây
- D. Bộ phận thân cây
Câu 13: Tại sao cần cắt vát cành giâm khi giâm cành (có nhiều đáp án)?
A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm
- C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm
- D. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.
Câu 14: Em hãy sắp xếp các bước sau đây để thực hiện nhân giống bằng phương pháp giâm cành
(1) Khu vực chăm sóc cành giâm đảm bảo được che sáng, che mưa hợp lí. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ra rễ nhiều và chuyển màu từ trắng sang vàng thì phải chuyển ra vườn ươm.
(2) Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7 – 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá.
(3) Cắm cành giảm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.
(4) Xử lí cành giâm bằng cách nhúng gốc cảnh giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 – 10 giây.
(5) Chọn cành giâm. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
- A. (1) – (3) – (5) – (4) – (2)
B. (5) – (2) – (4) – (3) – (1)
- C. (1) – (4) – (5) – (2) – (3)
- D. (5) – (3) – (4) – (2) – (1)
Câu 15: Cây con tạo ra từ phương pháp giâm cành có đặc điểm gì?
- A. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền khác cây mẹ
B. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền giống cây mẹ
- C. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền của cả cây bố và cây mẹ
- D. Cây con tạo ra có đặc điểm di truyền giống cây bố
Câu 16: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống chiết cành?
- A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
- C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
- D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 17: Trong hình thức nhân giống vô tính, cây con có thể được hình thành từ những bộ phận nào của cơ thể mẹ?
- A. Rễ, cành, lá, hoa
- B. Thân, lá, hoa, quả
C. Lá, thân, cành, rễ
- D. Thân, cành, quả, hạt
Câu 18: Cây nào sau đây trồng bằng phương pháp giâm cành?
- A. Lúa
- B. Ngô
C. Hoa hồng
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Thứ tự các bước của quy trình giâm cành là:
- A. Xử lí cành giâm → Cắt cành → Cắm cành → Chăm sóc cành giâm.
B. Cắt cành → Xử lí cành giâm → Cắm cành → Chăm sóc cành giâm.
- C. Cắt cành → Cắm cành → Xử lí cành giâm→ Chăm sóc cành giâm.
- D. Xử lí cành giâm → Cắm cành → Cắt cành → Chăm sóc cành giâm.
Câu 20: Nhân giống vô tính thường không áp dụng cho đối tượng cây trồng nào sau đây?
- A. Cây ăn quả như táo, xoài, bưởi.
- B. Cây hoa như hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.
C. Cây lấy hạt như lúa, ngô, lạc (đậu phông).
- D. Cây lấy gỗ như cây keo, bạch đàn.
Câu 21: Cây tạo ra bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm gì so với cây được nhân giống từ hạt?
- A. Nhân nhanh giống cây trồng
- B. Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn
- C. Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm sớm ra hoa.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 22: Đặc điểm của các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì?
- A. Cây có khả năng ra quả nhanh
- B. Cây có khả năng ra hoa nhanh
C. Cây có khả năng ra rễ phụ nhanh
- D. Cây dễ trồng, mau lớn
Câu 23: Tiêu chuẩn chọn cành giâm là:
- A. cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
- B. cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
- D. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
Câu 24: Đâu là phương pháp nhân giống cây trồng?
- A. Nhân giống hữu tính
- B. Nhân giống vô tính
C. Cả A và B
- D. Đáp án khác
Câu 25: Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
- A. Cây mía, cây cam, cây ổi
B. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót
- C. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu
- D. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.
Xem toàn bộ: Giải bài 3 Nhân giống cây trồng
Bình luận