Tóm tắt kiến thức địa lý 10 chân trời bài 20: Cơ cấu dân số

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 chân trời bài 20: Cơ cấu dân số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH

- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục. 

- Cơ cấu dân số theo giới tác động tới sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia.

II. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI

- Dựa vào khoảng cách tuổi, thông thường cơ cấu dân số theo tuổi được chia thành hai loại: 

+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm (khoảng cách 5 năm được sử dụng nhiều hơn). 

+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0 – 14 tuổi, 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên, các nước trên thế giới có thể chia thành nước có cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ.

- Để biểu hiện cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có ba kiểu tháp dân số cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu ổn định và kiểu thu hẹp:

+ Kiểu mở rộng (tháp hình tam giác): tháp dân số có dáng nhọn, đáy rộng, càng lên phía đỉnh tháp càng hẹp lại; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh, phần lớn dẫn thuộc nhóm tuổi trẻ.

+ Kiểu ổn định (tháp hình chuông); tháp dân số có dạng nhọn, song có chiều cao lớn hơn; thể hiện tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tuổi thọ trung bình đang tăng dần. 

+ Kiểu thu hẹp (tháp hình nấm): tháp dân số không còn dáng nhọn, đầy tháp hẹp lại; sự chênh lệch về độ rộng giữa đáy và đỉnh tháp không đáng kể; thể hiện tỉ suất sinh và tử đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.

III. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO LAO ĐỘNG

Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

1. Nguồn lao động

- Nguồn lao động thường được chia thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế (thường xuyên hoặc không thường xuyên) và dân số không hoạt động kinh tế (gồm học sinh, sinh viên và những người không tham gia lao động). 

2. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế sáng tạo

- Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế là sự phân chia hoạt động kinh tế của dân số theo ba khu vực: khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản); khu vực II (công nghiệp và xây dựng); khu vực III (dịch vụ). 

IV. CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA

Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá, người ta thường dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ (của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên). 

+ Số năm đi học trung bình (của nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 20: Cơ cấu dân số, kiến thức trọng tâm địa lý 10 chân trời bài 20: Cơ cấu dân số, nội dung chính bài Cơ cấu dân số

Bình luận

Giải bài tập những môn khác