Soạn bài: So sánh

Chúng ta thường xuyên so sánh cái này với cái kia, vật này với vật kia. Tuy nhiên, có mấy ai hiểu được khái niệm về so sánh. Và để giúp các bạn học sinh hiểu sâu hơn Tech12h xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài: So sánh

A. Kiến thức trọng tâm

I. So sánh là gì?

a) Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

So sánh: Trẻ em = búp trên cành =>Đều non tơ, trẻ trung, bụ bẫm, đáng yêu.

b) …Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

So sánh: Rừng đước = hai dãy trường thành vô tận=>Đều cao, dài, chắc chắn, vững chãi.

=>So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Cấu tạo của phép so sánh

  • Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
    • Vế A (nếu lên sự vật, sự việc được so sánh)
    • Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A).
    • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
    • Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là so sánh)
  • Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
    • Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.

        Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn công cha

             Cửu Long: Lòng mẹ bao la sóng trào

        => Dùng dấu hai chấm ( :) để thay cho từ so sánh.

    • Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

        Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

        => Đảo vị trí của hai vế. Đáng lẽ viết: “Con người không chịu khuất phục như tre mọc thẳng”.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 25 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Với mỗi mẫu câu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ:

(đọc ví dụ ở trang 25 và 26 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Câu 2: Trang 26 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:

  • khoẻ như ...
  • đen như ...
  • trắng như ...
  • cao như ...

Câu 3: Trang 26 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " So sánh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều