Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 7: Vào chùa gặp lại

Soạn siêu ngắn bài 7: Vào chùa gặp lại ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: VÀO CHÙA GẶP LẠI

 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về "một thời đã qua" ở chiến trường?

Trả lời:

- Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra.

- Thân nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô rất bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Sau đó cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt chút nữa đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom.

- Cô đã được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom.

- Thân được ở trong một gia đình theo Phật giáo từ đó được cảm hóa dần dần và sau khi trở về cô đã bước chân vào đi tu, bỏ quên hồng trần muốn giúp đỡ mọi người. 

 

Câu 2: Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?

Trả lời:

Sau khi trở về mong ước của cô là phó thác cuộc đời nơi Tam Bảo, cô quyết định không đi tu và giúp đỡ mọi người. 

 

Câu 3: Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?

Trả lời:

Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là:

  • Ở chùa, vừa lễ Phật, vừa cầu kinh, vừa xốc vác cùng mọi người tu sửa, cải tạo, mở mang, biến một ngôi chùa vốn hoang tàn thành ngôi chùa sạch cỏ, đỏ nhang.

  • Không để các tạp giáo, bá đạo len lỏi vào chùa. 

  • Không lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn…

 

Câu 4: Tình huống bất ngờ ở đây là gì?

Trả lời:

Tình huống bất ngờ: Anh Quân vốn tưởng đã chết, nay lại xuất hiện trước mặt sư và anh còn sống.

 

Câu 5: Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?

Trả lời:

Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện chiến trường nơi anh làm nhiệm vụ, lí do anh còn sống và đến bây giờ mới trở về.

 

Câu 6: Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?

Trả lời:

Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân phần vì giữ đạo, phần vì thân dưới của cô bị tê nặng, không thể cùng Quân xây dựng một gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Chỉ có ở nơi hư vô cửa Phật, lòng cô mới bớt nỗi sầu đau.

 

Câu 7: Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?

Trả lời:

Hành động của Quân: anh xuất gia, đi tu ở chùa Bình Dương không muốn làm khổ vợ con.

 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?

Trả lời:

- Văn bản trên có nhưng vật là: nhân vật "tôi", sư Đàm Thân, chàng trai tên Quân, Vũ Thị Bích.

-  Nhân vật chính là sư Đàm Thân.

 

Câu 2: Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?

Trả lời:

Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống bất ngờ. Sau hơn hai mươi năm, nhân vật tôi gặp lại người y sĩ ngày trước ở chùa Đông Am.

Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.

 

Câu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.

Trả lời:

- Nhân vật Đàm Thân: 

  • Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.

  • Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.

  • Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời. 

Tác giả thể hiện thái độ tôn trọng, yêu mến dành cho nhân vật này. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:

  • Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.

  • Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... thấy hoa của lòng người."

 

Câu 4: Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?

Trả lời:

  • Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu:

  • Giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng. => Một trong những lí do, khiến Thân quyết định xuất gia.

  • Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:

  • Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.

  • Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.

=> Thấy được hiện thực khốc liệt củ chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước. Qua đó, thể hiện sự khâm phục, biết ơn với những người đã hi sinh vì tổ quốc.

 

Câu 5: Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?

Trả lời:

Từ văn bản, sự khốc liệt của chiến tranh, những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu nặng nề để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Có thể thấy, tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Câu 6: Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

  • Thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ.

  • Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. 

  • Văn bản Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược.

→ Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Vào chùa gặp lại, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Vào chùa gặp lại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác