Soạn SBT Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Vào chùa gặp lại

Giải chi tiết sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 cánh diều bài 7 Vào chùa gặp lại. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1. Nhân vật chính trong văn bản Vào chùa gặp lại là ai?

A. Sư Đàm Thân

B. Vũ Thị Bích

C. Nguyễn Hồng Quân

D. Sư Trần Diệu Tánh

Trả lời:

A. Sư Đàm Thân.

Câu 2. Câu văn nào dưới đây là biểu hiện của yếu tố phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại?

A. Ngôi chùa có sư Đàm Thân.

B. Qua gần chục ngôi chùa, tôi dừng lại một ngày để đến chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương.

C. Đàm Thân ngồi trầm lặng, ngước nhìn lên, vẻ mặt xa xăm, mắt chớp chớp hồi nhớ một thời đã qua.

D. Nhưng từ lâu Thân đã ấp ủ nguyện ước phó thác cuộc đời nơi Tam bảo.

Trả lời:

B. Qua gần chục ngôi chùa, tôi dừng lại một ngày để đến chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương

Câu 3. Đâu là lí do chính khiến Thân từ chối lời đề nghị của Quân về chuyện xây dựng tổ ấm gia đình?

A. Vì di chứng của chiến tranh, Thân không còn khả năng sinh con, không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân

B. Vì Quân bị nhiễm chất độc da cam nên không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Thân

C. Vì đã lớn tuổi nên Thân không còn mong muốn xây dựng tổ ấm gia đình 

D. Vì Thân đã trở thành một nhà sư nên muốn xa lánh hoàn toàn với chốn phàm trần

Trả lời:

A. Vì di chứng của chiến tranh, Thân không còn khả năng sinh con, không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân.

Câu 4. Câu văn nào dưới đây biểu hiện mức cao nhất thái độ trân trọng, yêu mến của tác giả dành cho nhân vật?

A. Người y sĩ tôi gặp ở binh trạm 31 hơn hai mươi năm trước, giờ đây đã trở thành vị “bồ tát” nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi.

B. Dù bận mải tối ngày, Thân vẫn tranh thủ học chữ Nho, đọc kinh, tu luyện nhân tâm.

C. Từ đó, ngày ngày Thân làm việc cần mẫn từ sáng sớm tinh mơ đến tận sao khuya.

D. Nét đẹp duyên dáng của người con gái làng biển lại thức dậy trên đôi má trắng tròn và mái tóc dài óng mượt của Thân.

Trả lời:

A. Người y sĩ tôi gặp ở bình trạm 31 hơn hai mươi năm trước, giờ đây đã trở thành vị “bồ tát” nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi.

Câu 5. Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản  Vào chùa gặp lại. Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?

Trả lời:

Phần mở đầu văn bản kể về tình huống nhân vật “tôi” gặp lại người nữ y sĩ tại chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, vừa có yếu tố hư cấu (tạo tình huống gặp gỡ bất ngờ) vừa có yếu tố xác thực với địa chỉ cụ thể của ngôi chùa và nhà sư Đàm Thân.

Câu 6. Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?

Trả lời:

Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em có nhiều những suy nghĩ về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân ta từ già trẻ, gái trai,.... đã không ngần ngại hi sinh tất cả, từ cuộc sống cá nhân cho đến gia đình, để hy sinh cho một mục tiêu cao cả hơn - bảo vệ đất nước.Những người lính, chiến sĩ đã đánh đổi tuổi trẻ, cuộc sống hạnh phúc để mang trên vai, trong tim ý chí và tình yêu non sông, non nước, xông pha vào mặt trận, đương đầu với mọi nguy hiểm và khó khăn. Những hi sinh ấy không chỉ là sự cống hiến của các anh hùng lính, mà còn là của những người nơi tiền tuyến, dù họ  không trực tiếp ra trận nhưng cũng góp chút sức nhỏ của mình vào việc xây dựng và duy trì quân đội, đóng góp công sức và thực phẩm thiết yếu để nuôi lính, cổ vũ lòng lính, giúp các anh có thể vững chân trên con đường tìm kiếm hòa bình đầy bom đạn, khó khăn, nguy hiểm.

Câu 7. Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điện nhân sinh gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

- Thông điệp: Để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, bao thế hệ người lính trước đây đã phải hi sinh xương máu.

- Điều đó khẳng định ý nghĩa của cuộc sống hôm nay, khiến những người trẻ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình biết trân trọng và đóng góp những việc làm tích cực cho xã hội.

Câu 8. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đọc văn bản trong SBT Ngữ văn 11 tập 2 tr.25-31

a. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Nguyễn Thị Út?

b. Chỉ ra đặc điểm của thể loại truyện kí được thể hiện qua văn bản trên.

c. Nhân vật Nguyễn Thị Út trong văn bản trên và nhân vật Lương Thị Thân trong văn bản Vào chùa gặp lại giống nhau ở những điểm nào?

Trả lời:

a. Đọc văn bản, người đọc cảm nhận rất rõ thái độ cảm phục, ngưỡng mộ và yêu mến của tác giả dành cho nhân vật Út Tịch.

b. Đặc điểm của thể loại truyện kí được thể hiện qua văn bản trên:

- Phần mở đầu văn bản vừa giới thiệu về nhân vật Út Tịch vừa kể tình huống chị cùng bốn đứa con nhỏ vật lộn với sóng lớn của sông Hậu Giang khi bị chìm xuống. Sau hai tiếng đồng hồ vật lộn, sông lớn, sóng cả đã thua chị. Điều này làm hiện lên chân dung sử thi về một người me bản lĩnh, gan dạ trước tình huống nguy hiểm trong đời thường. Đồng thời, người đọc hình dung, trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chắc hẳn đây sẽ là một người mẹ anh hùng. Phần này vừa có yếu tố xác thực (họ tên và địa chỉ cụ thể của nhân vật Nguyễn Thị Út), vừa có yếu tố hư cấu (tình huống chị Út và bốn đứa con nhỏ bị chìm xuống ở sông Hậu Giang suốt hai tiếng đồng hồ vật lộn với sông cả…)

c. Nhân vật Nguyễn Thị Út trong văn bản trên và nhân vật Lương Thị Thân trong văn bản  Vào chùa gặp lại giống nhau ở những điểm: đều là những người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mang đậm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam như đảm đang, nhân hậu trong đời thường, dũng cảm trong chiến đấu; được dân làng và mọi người xung quanh yêu mến, trân trọng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Cánh diều, SBT văn 11 CD, Giải SBT văn 11 CD

Bình luận

Giải bài tập những môn khác