Soạn SBT Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Thực hành tiếng Việt

Giải chi tiết sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 cánh diều bài 7 Thực hành tiếng Việt. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Câu 1. Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

a) Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

b) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bị ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói loà màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

c) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

Trả lời:

a. Từ “già” trong “nghệ nhân già” mang nghĩa gốc, chỉ người lớn tuổi

b. Từ “già” trong “rừng già” mang nghĩa chuyển, chỉ rừng lâu năm

c. Từ “già” trong “cười già” mang nghĩa chuyển, chỉ sự vang lớn của tiếng cười

Câu 2. Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

a) Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng)

b) Ngoài đường, người ta cũng không còn bị choá mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cánh phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy. (Vũ Bằng)

c) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

d) Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. (Nam Cao)

Trả lời:

a. Từ “say” trong “lòng mình say sưa” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

b. Từ “say” trong “say lòng” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

c. Từ “say” trong “say đắm” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

d. Từ “say” trong “người say” mang nghĩa chuyển, chỉ tính chất tâm lí.

Câu 3. Giải thích nghĩa của các từ in đậm xuất hiện trong các ngữ cảnh sau và chỉ ra từ nào được dùng với nghĩa chuyển, từ nào được dùng với nghĩa gốc.

a) - Anh này to gan thật!

    - Tôi không thích ăn gan lợn.

b) - Bụng anh ấy béo quá!

    - Ông ấy là một người đàn ông tốt bụng.

c) - Mỗi lần đi qua sông, tôi rất thích ngồi ở mũi thuyền.

    - Cô ấy có mũi cao và dáng đẹp.

d) - Cà phê không nên uống ngọt quá!

    - Lời nói ngọt bao giờ cũng lọt tai.

Trả lời:

a. Nghĩa gốc “gan lợn”; nghĩa chuyển “to gan”.

b. Nghĩa gốc “bụng béo”; nghĩa chuyển “tốt bụng”.

c. Nghĩa gốc mũi cao”; nghĩa chuyển “mũi thuyền”.

d. Nghĩa gốc “cà phê ngọt”; nghĩa chuyển “lời nói ngọt”.

Câu 4. Hãy chọn đáp án đúng trong các trường hợp giải nghĩa từ dưới đây:

a) Từ thị trong “nhất cận thị” có nghĩa là:

A. quê

B. thành phố

C. chợ

b) Từ lân trong “nhị cận lân” có nghĩa là:

A. hàng xóm

B. gần

C. xung quanh

c) Từ dục trong “dục tốc bất đạt” có nghĩa là:

A. muốn

B. thích

C. ham

d) Từ xuất gia trong câu “Những ngày đầu, bố mẹ Thân ngăn cấm không cho xuất gia” (Minh Chuyên) có nghĩa là:

A. Ra đời

B Từ bỏ gia đình vào chùa 

C. Ra ở riêng 

e) Từ phu trong câu “Ông bắt Thân về “xuất giá tòng phu” (Minh Chuyên) có nghĩa là:

A. vo

B. chồng

C. cha

g) Từ phong trong câu “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong” (Vũ Bằng) có nghĩa là:

A. gió

B. đóng kín

C. thói quen

Trả lời:

a. - C       b. - A     c. - A     d. - B     e. - B        g. - B

Câu 5. Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.

Trả lời:

- Một số tài liệu tham khảo phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao:

+ Bàn về nghệ thuật truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao" - Tác giả: Hồ Đắc Hùng   - Tài liệu này tập trung vào phân tích về nghệ thuật trong truyện ngắn "Chí Phèo"

+ Văn học và xã hội trong truyện "Chí Phèo" của Nam Cao"- Tác giả: Vũ Hạnh

+ "Chí Phèo - Cuộc đời và nhân cách" - Tác giả: Hoàng Mai Hương

+ Nghệ thuật đặt vấn đề trong truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao" - Tác giả: Lê Hồng Thái

+ Phân tích nhân vật Chí Phèo trong bối cảnh xã hội đầu thế kỷ XX" - Tác giả: Trần Minh Quang


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Cánh diều, SBT văn 11 CD, Giải SBT văn 11 CD

Bình luận

Giải bài tập những môn khác