Soạn ngắn gọn Đạo đức 4 Cánh diều bài 5: Em yêu lao động

Soạn siêu ngắn bài 5: Em yêu lao động sách Đạo đức 4 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. EM YÊU LAO ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG

Em hãy đọc bài thơ và trả lời câu hỏi 

GIỌT MỒ HÔI

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm

Mồ hôi mà đổ xuống đầm

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên

Mồ hôi xuống, cây mọc lên

Ăn no đánh thắng, dân yên nước giàu.

( Thanh Tịnh )

Câu hỏi: Hình ảnh giọt mồ hôi trên thể hiện điều gì?

Trả lời:

Hình ảnh giọt mồ hôi thể hiện sự mệt nhọc khi chúng ta lao động. Chính sự lao động hăng say, miệt mài ấy đã đã đem lại sự sống cho muôn loài (cây cối, cá, rau)

 

KHÁM PHÁ

1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

Câu hỏi: 

  1. Bạn nào trong tranh biết yêu lao động?

  2. Kể thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết.

Trả lời:

  1. Quan sát 4 bức tranh trên ta thấy bạn ở bức tranh thứ 2 và thứ ba là người biết yêu lao động. 

  2. Một số biểu hiện của yêu lao động:

  • Làm tốt nhiệm vụ trực nhật

  • Tích cực tham gia các buổi lao động ở trường, lớp hoặc địa phương tổ chức.

  • Tự giác làm việc nhà phù hợp với khả năng.

 

2. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:  

TÚI LÚA MÌ

(Theo truyendangian.com Truyện dân gian U-crai-na)

Câu hỏi:

  1. Các nhân vật trong câu chuyện trên thể hiện việc yêu lao động như thế nào?

  2. Việc làm đó đã mang lại kết quả gì?

  3. Em rút ra được bài học gi qua câu chuyện trên?

Trả lời:

  1. Yêu lao động được các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua việc: 

  • Gà trống: quét sân, đập lúa, vác túi lúa đến cối xay, nhóm lửa, nhào bột, đưa bột vào lò. 

  • Hai chú chuột lười nhác, không không chịu làm lụng. 

  1. Gà trống làm chăm chỉ nên làm ra được những chiếc bánh thơm ngon. Hai chú chuột không lao động nên không có gì để ăn.

  2. Bài học rút ra: Có làm thì mới có ăn.

 

3. Đọc các ý kiến và trả lời câu hỏi:  

Câu hỏi: 

  1. Em thích nhất ý kiến nào? Vì sao?

  2. Em hãy thêm những lợi ích khác của việc yêu lao động. 

Trả lời:

  1. Bản thân em thích ý kiến thứ 3 vì lao động vừa đem lại lợi ích cho chính mình vừa đem lại lợi ích cho xã hội.

  2. Một số lợi ích khác của yêu lao động: 

  • Lao động giúp chúng ta đoàn kết hơn. 

  • Lao động giúp tăng kĩ năng làm việc nhóm

  • Lao động để giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực.

  • ……

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Bày tỏ ý kiến 

  1. Chỉ có những người nghèo mới cần phải lao động.

  2. Lười lao động dễ dẫn tới mắc phải các tệ nạn xã hội.

  3. Lao động không chỉ giúp ấm no mà còn tạo ra niềm vui trong cuộc sống.

  4. Lao động trí óc có giá trị hơn lao động chân tay.

  5. Lao động là việc chỉ dành riêng cho người lớn.

Trả lời:

  1. Sai. Vì “có làm mới có ăn” nên ai cũng cần phải lao động phù hợp với sức lực của bản thân. 

  2. Đúng.

  3. Đúng.

  4. Sai. Vì mỗi một hoạt động lao động đều mang đến những giá trị riêng của nó.

  5. Sai. Vì bất cứ ai cũng có thể lao động, Bác Hồ đã từng nói: “Người nhỏ thì làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.

 

Câu 2: Xử lí tình huống

Tình huống 1: Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hạnh đến rủ Hương cùng đi. Trời lạnh, Hương ngại không muốn ra khỏi nhà nên nhờ Hạnh xin phép cô nghỉ với lí do là bị ốm.

Nếu là Hạnh, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Chiểu nay, Chung được bố mẹ giao cho việc nhổ cỏ ngoài vườn. Đúng lúc Chung đang ra vườn nhổ cỏ thì Tình sang rủ đi đá bóng. Thấy Chung ngần ngại, Tình bảo: “Để đấy, mai nhổ cũng được mà”.

Nếu là Chung, em sẽ ứng xử như thế nào?

Tình huống 3: Hằng ngày, ngoài giờ học Tâm thường xuyên làm các công việc gia đình như rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, tưới rau, cho gà ăn,... Ai cũng khen Tâm biết yêu quý lao động. Nhưng Lan lại nói với Tâm: “Là học sinh không nên mất thời gian làm việc nhà mà chỉ cần tập trung học để có thành tích cao.”

Nếu là Tâm, em sẽ nói với Lan như thế nào?

Trả lời:

  • Em khuyên Hương nên tham gia lao động vì nó đem lại nhiều giá trị cho bản thân. Và hơn nữa, Hương không nên nói dối cô giáo.

  • Em sẽ bảo với Tình: "Tớ cần phải hoàn thành công việc bố mẹ giao, cậu cứ ra chơi trước, xong việc tớ sẽ chơi sau”.

  • Em sẽ nói với Lan: Học sinh nên tập trung việc học là đúng nhưng chúng ta cũng nên tham gia lao động bằng các công việc phù hợp với mình. Như vậy vừa giúp chúng ta thư giãn, thoải mái đầu óc vừa có thể giúp đỡ bố mẹ phần nào. Miễn sao, mình không để ảnh hưởng tới việc học là được.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Chia sẻ với các bạn những việc em đã và sẽ làm thể hiện tình yêu lao động.

Trả lời:

  • Sau mỗi buổi đi học về, em giúp mẹ làm việc nhà, chơi với em.

  • Tham gia đầy đủ các buổi lao động ở trường lớp.

  • Luôn cố gắng hoàn thành bài tập được giao trước khi đi ngủ.

 

Câu 2: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, bài hát, câu chuyện,...về tình yêu lao động:

Trả lời:

  • Tay làm hàm nhai
    Tay quai miệng trễ

  •  Bao giờ cho đến tháng hai

Con gái làm cỏ con trai be bờ

  • Muốn ăn phải lăn vào bếp

  • Có làm thì mới có ăn

  • Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

  • Một lượt cỏ thêm giỏ thóc.

  • Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.

  • Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn Đạo đức 4 cánh diều bài 5: Em yêu lao động, Soạn ngắn đạo đức 4 Cánh diều bài 5: Em yêu lao động

Bình luận

Giải bài tập những môn khác