Soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 2: Cậu bé ham học hỏi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 4 chủ đề 4 bài 2: Cậu bé ham học hỏi sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 2: CẬU BÉ HAM HỌC HỎI

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nói được về 1 – 2 phát minh có ý nghĩa với cuộc sống con người; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Nhờ ham mê học hỏi, tìm tòi, khám phá, Hoóc-king đã trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại.
  • Biết ghi chép tóm tắt, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa của một câu chuyện được nghe về một ước mơ đẹp.
  • Viết được đoạn văn tưởng tượng kể về việc làm của Tin-tin và Mi-tin sau khi tham quan công xưởng xanh.
  • Nói được về mơ ước của em liên quan đến chủ đề đã chọn trên Ngôi sao mơ ước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  • Có ý thức phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh hoặc video clip về kính viễn vọng (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Khi Hoóc-king còn nhỏ” đến “tìm tòi, khám phá”.
  • Mô hình Ngôi sao mơ ước để thực hiện hoạt động vận dụng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nói về 1 – 2 phát minh có ý nghĩa với cuộc sống của con người.

(Gợi ý: HS có thể kể về các sản phẩm quen thuộc, có ích với cuộc sống như đèn điện, quạt điện, máy điều hòa không khí,…)

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.116 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 2 – Cậu bé ham học hỏi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch; phân biệt giọng nhân vật:

+ Giọng cha: trầm ấm, gần gũi.

+ Giọng Hoóc-king: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên ở đoạn đầu, quyết tâm ở đoạn sau.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, phẩm chất, tư chất của Hoóc-king.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: thắc mắc, xuất sắc.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

·        Xti-vơn Hoóc-king/ là một trong những nhà khoa học nổi tiếng/ của thế giới.//

·        Sau này,/ Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại,/ có nhiều đóng góp xuất sắc/ cho việc lí giải sự ra đời của các vì sao.//

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Kính viễn vọng: kính dùng để quan sát các vật ở rất xa.

+ Kiệt xuất: vướt trội hẳn lên về giá trị, tài năng so với bình thường.

+ Lí giải: hiểu rõ, chỉ ra rõ cái lẽ của sự vật, sự việc.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.117.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Bố tặng quà gì cho Xti-vơn Hoóc-king?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bố tặng cho Hoóc-king một cái kính viễn vọng.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Hoóc-king làm gì với món quà của bố?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hoóc-king dùng kính viễn vọng bố tặng để quan sát bầu trời vào mỗi tối.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Câu nói của Hoóc-king: “Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời.” cho thấy điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu nói của Hoóc-king cho thấy đam mê học hỏi, niềm tin và quyết tâm tìm tòi, khám phá của cậu.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Hoóc-king đã làm những gì để tự trả lời câu hỏi của mình? Bố đã giúp đỡ cậu thế nào?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

·        Hoóc-king thường xuyên quan sát bầu trời rồi tìm cách lí giải cho những thắc mắc của mình.

·        Bố giúp cậu bằng cách mua cho cậu rất nhiều sách về Trái Đất và bầu trời.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Theo em, nhờ đâu Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại nhờ tư chất thông minh, sự ham mê học hỏi, không ngừng tìm tòi, khám phá và nhờ sự ủng hộ từ gia đình.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Nội dung bài đọc: Nhờ ham mê học hỏi, tìm tòi, khám phá, Hoóc-king đã trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung bài đọc Cậu bé ham học hỏi.

- GV đọc lại đoạn từ “Khi Hoóc-king còn nhỏ” đến “tìm tòi, khám phá” và hướng dẫn HS xác định giọng đọc của đoạn này: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch; phân biệt giọng nhân vật:

+ Giọng cha: trầm ấm, gần gũi.

+ Giọng Hoóc-king: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên ở đoạn đầu, quyết tâm ở đoạn sau.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, phẩm chất, tư chất của Hoóc-king.

Khi Hoóc-king còn nhỏ,/ bố đã tặng cho cậu/ một cái kính viễn vọng.// Đó là món quà/ mà Hoóc-king thích nhất.// Cứ tối đến,/ Hoóc-king lại quan sát bầu trời đêm/ qua kính viễn vọng.// Một lần,/ cậu chỉ tay lên bầu trời đầy sao/ và hỏi bố:// “Chúng ta nhìn thấy các vì sao/ nhưng bố có biết quá trình hình thành chúng không?”.// Bố trả lời:// “Điều con hỏi/ từ trước tới giờ/ vẫn chưa ai lí giải được.”.// Hoóc-king tự tin nói:// “Nhất định/ con sẽ tìm ra câu trả lời.”.// Từ đó,/ Hoóc-king thường xuyên quan sát bầu trời/

rồi tìm cách lí giải cho những thắc mắc của mình.// Bố/ mua cho cậu rất nhiều sách/ về Trái Đất và bầu trời,/ cậu lại càng ham mê học hỏi,/ tìm tòi,/ khám phá.//

- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ “Khi Hoóc-king còn nhỏ” đến “tìm tòi, khám phá.”.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp đoạn từ “Khi Hoóc-king còn nhỏ” đến “tìm tòi, khám phá.”. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Cậu bé ham học hỏi, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 2: Nói và nghe SHS tr.117.

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

 

 

 

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS đọc câu hỏi 1.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi 2.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 4.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 5.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

- HS đọc trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Nghe – kể câu chuyện về ước mơ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nghe – kể câu chuyện về ước mơ

Con đường mơ ước

Ông ngoại Đan từng là nghệ sĩ kéo đàn trong dàn nhạc. Sau đợt tai biến, ông phải nằm một chỗ. Nhưng bà vẫn giữ lại cây đàn vi-ô-lin màu nâu bóng và phóng to tấm hình ông biểu diễn treo trên tường.

 

 

 

 

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác