Soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 2 bài 1: Về thăm bà
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 4 chủ đề 2 bài 1: Về thăm bà sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: MẢNH GHÉP YÊU THƯƠNG
BÀI 1: VỀ THĂM BÀ
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói được về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh họa và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kể về chuyến thăm bà với những cảm xúc yêu thương thông qua sự quan tâm dành cho nhau của Thanh và bà. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau của những người thân trong gia đình.
- Nhận diện và biết cách sử dụng phù hợp trong dùng từ, đặt câu.
- Biết rút kinh nghiệm và chính sửa được bài văn đã viết.
- Nói hoặc viết được lời yêu thương gửi tới một người thân của em.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm , sẵn sàng yêu thương, chia sẻ với bạn bè, người thân.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh hoặc ảnh chụp SHS phóng to.
- Bảng phụ ghi đoạn 3.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 – 2: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện * Giới thiệu tên chủ điểm - GV giới thiệu tên chủ điểm: Mảnh ghép yêu thương. - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa tên chủ điểm –mảnh ghép yêu thương: + Hình thành ở HS các phẩm chất nhân ái, trung thực và trách nhiệm. + Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, chú ý đến cảm xúc của bạn bè, người thân. + Có tinh thần tương thân, tương ái, ý thức hơn về trách nhiệm của HS với người thân, bạn bè, thầy cô và đối với cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tinh thần tương thân tương ái. * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nói về một lần em đi thăm họ hàng hoặc người thân. - GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh. HS đọc tên bài và nêu phán đoán nội dung bài đọc. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 1 - Về thăm bà. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - Lắng nghe GV đọc mẫu: đọc phân biệt giọng nhân vật, giọng người dẫn chuyện thong thả, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả đặc điểm của con người, mái nhà, từ ngữ miêu tả hình dáng, hành động, trạng thái, cảm xúc của Thanh và bà. Giọng Thanh xúc động, yêu thương, thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng bà; giọng bà nhẹ nhàng, âu yếm, đầy mến thương,... - GV hướng dẫn HS đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: + Từ khó: Bát Tràng, mừng rỡ, âu yếm, mát rượi, thong thả, sẵn sàng. + Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: · Trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ,/ những vòng ánh sáng/ lọt qua vòm cây/ xuống nhảy múa theo chiều gió.// · Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán/ rồi thong thả/ đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.// · Tuy vậy,/ Thanh cảm thấy/ chính bà che chở cho mình/ như những ngày còn nhỏ.//? · Lần nào trở về với bà,/ Thanh cũng thấy thong thả/ và bình yên như thế.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đọa, bài đọc trong nhóm và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý: + Đoạn 1: Từ đầu đến “ngừng lại trên bậc cửa”. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “kẻo nắng, cháu”. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “kẻo mệt”. + Đoạn 4: Còn lại. * Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: . + Tường hoa: tường rào bao quanh nhà có vườn, thường có thiết kế thông thoáng, thấp và có tác dụng trang trí. + Thiên lí: hay còn gọi là bông li, lí dạ hương, loại cây leo nhiều nhánh, hoa có mùi hương mang lại cảm giác thư thái - GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi: + Câu 1: Thanh cảm nhận được điều gì khi đi từ cổng vào nhà bà? + Câu 2: Cảm xúc của hai bà cháu thế nào khi gặp lại nhau? + Câu 3: Những lời nói, việc làm của bà với Thanh giúp em hiểu được điều gì? + Câu 4: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên? · Vì bà vẫn che chở cho Thanh như những ngày còn nhỏ. · Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. · Vì căn nhà và thuở vườn của bà rất mát mẻ, dễ chịu. · Vì nước trong bể mát rượi, soi bóng những mảnh trời xanh. + Câu 5: Kể một vài việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người thân đối với em. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Câu 1: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh: Lá vàng xao động, trái bưởi tròn căng, tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt nhặt những hạt thóc còn vương lại. + Câu 2: Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng: nhẹ tênh, mỏng manh, bồng bềnh, tròn vành vạnh. + Câu 3: Con đường làng vào mùa thu bống “như quen, như lạ” bởi đây là con đường quen thuộc, hàng ngày tác giả vẫn đi, nhưng hôm nay, con đường ấy lại trở nên lạ hơn, đẹp hơn bởi sự thay đổi của tiết trời và cảnh vật mùa thu. + Câu 4: Cách tả hoa, lá mùa thu rạng rỡ, rộn ràng, hợp với tâm trạng con người: cúc dại nở bung hai bên đường, dịu dàng lung linh như từng tia nắng nhỏ; thảm cỏ may tím biếc đến nôn nao; hoa quấn quýt từng bước chân theo các bạn HS vào tận lớp học. + Câu 5: Khuyến khích HS trả lời theo cảm nhận của mình. * Lưu ý: GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn: · Sau khi HS trả lời câu hỏi 1: ð Rút ra ý đoạn 1: Cảm nhận của Thanh khi đi trên con đường vào nhà bà. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 2: ð Rút ra ý đoạn 2: Cảm xúc của hai bà cháu khi gặp lại nhau. · Sau khi HS trả lời câu hỏi 3: ð Rút ra ý đoạn 3: Sự quan tâm chăm sóc của bà dành cho Thanh. · Học sinh trả lời câu 4 ð Rút ra ý nghĩa đoạn 4: Căn nhà và tình yêu của bà luôn khiến Thanh thấy thong thả và bình yên mỗi khi trở về. · HS trả lời câu hỏi 5: ð Rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu tiên xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại cho HS nghe đoạn 3 xác định giọng đọc đoạn này: giọng nhẹ nhàng, vui, tốc độ nhanh hơn so với đoạn 1, 2; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái thể hiện sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, giọng Thanh nhẹ nhàng, ấm áp, lễ phép: Thanh đi,/ người thẳng,/ mạnh./ cạnh bà lưng đã còng.// Tuy vậy,/ Thanh cảm thấy/ chính bà che chở cho mình/ như những ngày còn nhỏ.// - Cháu đã ăn cơm chưa?// - Dạ chưa.// Cháu xuống tàu/ về đây ngay//. Nhưng cháu không thấy đói.// Bà nhìn cháu,/ giục:// - Cháu rửa mặt đi rồi nghỉ kẻo mệt.// - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc trong nhóm và trước lớp đoạn 3. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài, nếu còn thời gian có thể đọc phân vai toàn bài. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. C. Vận dụng - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói hoặc viết lời yêu thương gửi tới một người thân của em. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ lời yêu thương. - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý (nếu có). - GV nhận xét, tổng kết bài học. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ
|
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng ghe, chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc bài.
- HS giải thích từ khó.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xác định yêu cầu BT.
- HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ kết quả.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2