Soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 2: Mạc Đĩnh Chi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 4 chủ đề 3 bài 2: Mạc Đĩnh Chi sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ
BÀI 2: MẠC ĐĨNH CHI
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Chia sẻ được với bạn về một tấm gương hiếu học.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài đọc: Mạc Đĩnh Chi là một vị quan có tài, hết lòng vì nước vì dân.
- Nói được về một anh hùng hay một tài năng nhỏ tuổi, biết sử dụng các phương tiện để bài nói thêm hấp dẫn.
- Viết được đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc.
- Sưu tầm được câu chuyện về gương hiếu học và chia sẻ những điều học được từ tấm gương đó.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
- Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Phim, ảnh, truyện về Mạc Đĩnh Chi (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “Năm đó” đến “của khoa thi ấy”.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành * Giới thiệu bài học - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về một tấm gương hiếu học (VD: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh,…). - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.86 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 2 – Mạc Đĩnh Chi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu dài. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ thông tin quan trọng.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Từ khó: Mạc Đĩnh Chi, ướm. + Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: · Giây lát sau,/ ông dâng vua một bài phú/ có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc”/ để tỏ rõ chí hướng/ và tài năng của mình// · Xem xong bài phú,/ vua Trần Anh Tông/ quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi/ làm trạng nguyên của khoa thi ấy.// - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, luyện đọc theo 2 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến “tài năng của mình”. + Đoạn 2: đoạn còn lại. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Giải nghĩa được một số từ khó. - Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc. - Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: + Lũng Động: tên một làng (nay là thôn Long Động) thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. + Chầu: tập trung ở cung đình để chờ nghe lệnh của nhà vua. + Ướm: thử. + Phú: một thể văn cổ, có vần. + Nhan đề: tên của bài. + Tâu: nói với vua - GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.87. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mạc Đĩnh Chi là vậu bé thông minh, chăm chỉ học hành. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách thử hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ. Mạc Đĩnh Chi đã làm một bài phú có nhan đề “Bông se trong giếng ngọc” để trả lời nhà vua. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước? + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Nhờ tài năng, lòng yêu nước, thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc có ích cho đất nước. - GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi. + GV hướng dẫn HS: Em cảm phục và ngưỡng mộ tài năng của Mạc Đĩnh Chi. Em sẽ noi gương ông chăm chỉ học tập, trở thành một công dân có ích cho đất nước trong tương lai,… + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Nội dung bài đọc: Ca ngợi tài năng của tấm gương hiếu học Mạc Đĩnh Chi – một vị quan có tài, hết lòng vì nước vì dân. + Ý nghĩa bài đọc: Bài đọc cho chúng ta biết học tập là một con đường dẫn đến thành công. Nếu chăm chỉ, nỗ lực thì sẽ gặt hái được thành tựu. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - Luyện đọc trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Mạc Đĩnh Chi. - GV đọc lại đoạn từ “Năm đó” đến “của khoa thi ấy” và hướng dẫn HS xác định giọng đọc của đoạn này: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ thông tin quan trọng. Năm đó,/ Mạc Đĩnh Chi về kinh dự thi/ và đỗ đầu.// Khi vào chầu,/ nhà vua thấy dung mạo của ông không đẹp/ nên muốn thử tài một lần nữa.// Nhà vua ướm thử hỏi ông/ về những điều cần có/ của một người thi đỗ. Mạc Đĩnh Chi tâu vua/ xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau,/ ông dâng lên một bài phú có nhan đề/ “Bông sen trong giếng ngọc”/ để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình.// Chữ Mạc Đĩnh Chi rất đẹp,/ bài phú lại hay,/ phô bày vẻ đẹp,/ hương thơm của bông sen trong giếng nước.// Nhờ bông hoa mà giếng trở thành giếng quý.// Xem xong bài phú,/ vua Trần Anh Tông/ quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi/ làm trạng nguyên của khoa thi ấy.// - GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ “Năm đó” đến “của khoa thi ấy”. - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp đoạn từ “Năm đó” đến “của khoa thi ấy”. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. * CỦNG CỐ
|
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. - HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm. - HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 2.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi 4.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.
- HS luyện đọc.
- HS đọc trước lớp.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2