Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 8: Vương Triều Gúp - Ta
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 8: Vương Triều Gúp - Ta sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Bài 8: Vương Triều Gúp - Ta
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
HS học về:
- Điều kiện tự nhiên.
- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Gúp – ta.
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
● Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của các tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản để tìm hiểu về vương triều Gúp-ta.
● Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ; Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta; Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta.
● Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức lịch sử để đánh giá và liên hệ những giá trị của thành tựu khoa học Ấn Độ thời Gúp-ta còn ảnh hưởng đến hiện tại.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Trân trọng những cống hiến của con người trong quá khứ và bảo vệ những giá trị văn hoá của nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài học Vương triều Gúp - ta
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Vương triều Gúp – ta.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình anh về Vương triều Gúp – ta; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS dự đoán vương triều nào xuất hiện trong các hình ảnh GV đưa ra (HS có thể trả lời đúng hoặc không đúng, GV khuyến khích HS trả lời).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, những hình ảnh dưới đây nói đến vương triều nào trong lịch sử ?
+ Em biết gì về vương triều này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức thực tế và hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết của bản thân trước lớp: Vương triều Gup-ta là một đế chế cổ đại của Ấn Độ. Vào thời kỳ cực thịnh, từ khoảng năm 319 đến năm 467 CN, đế quốc bao phủ phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ. Thời kỳ này được coi là thời kỳ hoàng kim của Ấn Độ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhiều bảo tàng lịch sử ở Ấn Độ ngày nay vẫn còn lưu giữ những đồng tiền vàng lưu hành phổ biến vào khoảng năm 335 - 368, thể hiện cuộc hôn nhân của vua San-đra Gúp-ta I. Tên của vị vaa trở thành tên của vương triều. Vương triều Gup-ta. Vậy, vương triểu Gup-ta ra đời như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có điểm gì nổi bật? Ấn Độ dưới thời vương triếu Gup-ta đạt được những thành tựu văn hoá tiêu biểu nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Vương triều Gúp - ta.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên (lãnh thổ, địa hình, đồng bằng, cao nguyên, biển,….của Ấn Độ.
- Nắm được điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Ấn Độ thời cổ đại và trung đại.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS khai thác Lược đồ 8.1 để hiểu các kí hiệu trên bản đồ, tự phát hiện đặc điểm nào về điều kiện tự nhiên có ấn tượng nhất với HS.
- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.33 để nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở những nét chính về điều kiện tự nhiên (lãnh thổ, địa hình, đồng bằng, cao nguyên, biển,….của Ấn Độ.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ 8.1, hướng dẫn HS hiểu các kí hiệu trên bản đồ và tự phát hiện đặc điểm về điều kiện tự nhiên ấn tượng nhất đối với HS.
- GV hướng dẫn HS tiếp tục đọc thông tin mục 1 SGK tr.33 và cho biết: Nêu những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ. - GV hướng dẫn, dẫn dắt HS nhận thức được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ bằng những câu hỏi gợi ý: + Vì sao Ấn Độ được ví như một tiểu lục địa? + Lưu ý con đường bộ duy nhất nối Ấn Độ với thế giới bên ngoài sẽ đưa những người Tuốc và Mông Cổ đến Ấn Độ thành lập hai vương triều phong kiến lớn trong lịch sử Ấn Độ. + Ấn Độ có thuận lợi gì trong phát triển nông nghiệp, thương nghiệp? + Ấn Độ có khó khăn gì khi giao lưu với bên ngoài? - GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh: + Hi-ma-lay-a là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Là dãy núi cao nhất Trái Đất và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới. Có 52,7 triệu người sinh sống, trải khắp 5 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan và Pa-kit-xtan. + Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng: Các cụm ánh sáng màu vàng tại đồng bằng Ấn-Hằng biểu thị cho nhiều thành phố lớn nhỏ Cao nguyên Đê-can - GV kết luận: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Ấn Độ thời cổ đại và trung đại. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác Lược đồ 8.1 để hiểu các kí hiệu trên bản đồ, tự phát hiện đặc điểm nào về điều kiện tự nhiên có ấn tượng nhất với HS. - HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.33 để nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày những nét chính về điều kiện tự nhiên (lãnh thổ, địa hình, đồng bằng, cao nguyên, biển,….của Ấn Độ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên - Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như một tiểu lục địa. + Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a ngăn cách Ấn Độ với các vùng đất bên ngoài. + Ba mặt còn lại giáp biển tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán. + Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng cung cấp nguồn phù sa màu mỡ cho sự phát triển của nông nghiệp. + Phía nam là vùng cao nguyên Đê-can, cư dân chủ yếu sống bằng nghề chăn thả gia súc.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác