Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Bản Đồ Chính Trị Châu Á, Các Khu Vực Của Châu Á (3 Tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 7: Bản Đồ Chính Trị Châu Á, Các Khu Vực Của Châu Á (3 Tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 7: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á, CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
● Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.
- Năng lực địa lí:
● Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
● Đọc được bản đồ chính trị châu Á để xác định các khu vực của châu Á.
● Thu thập được các nguồn tài liệu tin cậy về đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á.
● Thực hiện chủ đề học tập tìm hiểu một khu vực ở châu Á.
3. Phẩm chất
● Thích đọc sách, báo; tìm tư liệu trên mạng internet để hiểu được đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước ở châu Á. Tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á.
● Tôn trọng sự đa dạng về các khu vực ở châu Á. Thông cảm, sẻ chia với các quốc gia thường xuyên chịu nhiều thiên tai.
● Trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ chính trị các khu vực của châu Á (bản đồ trống).
- Bản đồ tự nhiên các khu vực của châu Á.
- Phiếu học tập
- Bảng phụ/giấy A0 để HS ghi kết quả thảo luận nhóm.
- Hình ảnh về thiên nhiên châu Á.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến các khu vực của châu Á và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
b. Nội dung:
- Sự kết hợp giữa các điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội đã tạo nên các khu vực khác nhau: tên bản đồ chính trị châu Á. Mỗi khu vực của châu Á lại có một nét độc đáo riêng về tự nhiên. Vậy, đặc điểm tự nhiên của khu vực nào làm em ấn tượng nhất?
- GV đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập:
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát lại bản đồ châu Á và đưa ra một số câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Dựa vào những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên các khu vực ở Châu Á?
+ Hãy nêu một số hiểu biết của em về các khu vực đó: dân số, tôn giáo, khoáng sản, …
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đã học cùng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ về các khu vực ở châu Á.
+ Châu Á rộng lớn được chia thành các khu vực: Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Nam Á,…
+ Dân cư thường tập trung đông ở các khu vực: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Ở Bắc Á, khu vực núi cao trung tâm châu Á dân cư thưa thớt.
+ Châu Á là một châu lục có nhiều tài nguyên, khoáng sản, phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.
…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Sự kết hợp giữa các điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội đã tạo nên các khu vực khác nhau: tên bản đồ chính trị châu Á. Mỗi khu vực của châu Á lại có một nét độc đáo riêng về tự nhiên. Sau khi học xong bài hôm nay – bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á, các em sẽ xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á và trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á. Bây giờ, chúng ta hãy cùng bắt tay vào tìm hiểu nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản đồ chính trị các khu vực của châu Á
a. Mục tiêu:
- Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.
b. Nội dung:
- GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong mục 1 và quan sát bản đồ (SGK tr.120-121) và hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành phiếu học tập về các khu vực trên bản đồ chính trị châu Á.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (số lượng nhóm tùy thuộc vào số HS trong lớp), phân chia chỗ ngồi cho các nhóm, đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong mục 1 và quan sát bản đồ (SGK tr.120-121) hoặc bản đồ treo tường. - GV cung cấp thêm một số hình ảnh về từng khu vực cụ thể để HS dễ phân biệt và yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập. (Phiếu học tập ở phần cuối bài) Khu vực Đông Á Khu vực Trung Á Khu vực Tây Nam Á Khu vực Nam Á Khu vực Đông Nam Á Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm nghiên cứu thông tin trong mục 1 và quan sát bản đồ (SGK tr.120-121) hoặc bản đồ treo tường, kết hợp với các hình ảnh GV cung cấp thêm, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên các số thứ tự của mỗi nhóm, yêu cầu xác định tên nước bất kì đã đề cập như trên lược đồ. Nhóm nào có bạn trả lời nhanh thuộc khu vực nào sẽ ghi điểm. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức theo SGK. | 1. Bản đồ chính trị khu vực châu Á - Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. - Trên bản đồ chính trị, được chia thành 6 khu vực: + Bắc Á + Đông Á + Tây Á (Tây Nam Á) + Nam Á + Đông Nam Á - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Á rất khác nhau: + Nước phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản; + Nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Xin-ga-po,… + Các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,… |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác