Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 11: Phương Thức Con Người Khai Thác, Sử Dụng Và Bảo Vệ Thiên Nhiên Châu Phi (2 Tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 11: Phương Thức Con Người Khai Thác, Sử Dụng Và Bảo Vệ Thiên Nhiên Châu Phi (2 Tiết) sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 11: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (2 TIẾT)

 

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

-       Phân tích một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi (vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,...).

2. Năng lực

- Năng lực chung:

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

●     Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.

- Năng lực địa lí:

●     Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

●      Phân tích một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ: vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,...).

3. Phẩm chất

●     Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Một số hình ảnh, video về khai thác và sử dụng thiên nhiên tại các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến việc khai thác và sử dụng thiên nhiên tại các môi trường tự nhiên ở châu Phi và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung:

- Châu Phi nổi tiếng thế giới với những cảnh quan đa dạng, hùng vĩ, những loài động vật hoang đã như voi, sư tử, các mỏ dầu và kim cương có giá trị...Vậy con người đang khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi như thế nào?

c. Sản phẩm học tập:

- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát lại Hình 4. Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi ở bài học trước.

-  GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Môi trường tự nhiên châu Phi có đa đảng không?

+ Lãnh thổ châu Phi gồm có những đới khí hậu nào?

+ Kể tên một số loài động vật ở châu Phi mà em biết.

+ Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường khác nhau đã khai thác và bảo vệ thiên nhiên như thế nào để phù hợp với điều kiện tự nhiên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát biểu đồ, vận dụng những kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi của GV. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những hiểu biết về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

+ Môi trường châu Phi phân hóa đa dạng, gồm 4 môi trường: xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, hoang mạc.

+ Một số loài động vật ở châu Phi: chủ yếu là các loài động vật hoang dã như voi, tê giác, báo gêpa, hươu cao cổ, hà mã, báo hoa mai,…

+ Mỗi môi trường tự nhiên có đặc điểm riêng về khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật,… vì cậy người dân sinh sống ở các môi trường khác nhau sẽ có những biện pháp khai thác và bảo vệ  thiên nhiên khác nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Môi trường châu Phi phân hóa đa dạng, bao gồm các môi trường: xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và hoang mạc với những kiểu khí hậu đặc trưng riêng. Do đó, châu Phi nổi tiếng thế giới với những cảnh quan đa dạng, hùng vĩ, những loài động vật hoang đã như voi, sư tử, các mỏ dầu và kim cương có giá trị. Vậy con người đang khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay - Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khai thác và sử dụng thiên nhiên

a. Mục tiêu:

- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các kiểu môi trường khác nhau.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục 1 (SGK tr.136 - 137), sau đó thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở các kiểu môi trường khác nhau của châu Phi.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục 1 (SGK tr.136 - 137), sau đó thực hiện các nhiệm vụ.

●     Nhóm 1: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

+ Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

●     Nhóm 2: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

+ Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

(GV lưu ý HS vấn đề thủy lợi, vấn đề khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường sinh thái).

●     Nhóm 3: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

+ Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo về thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số hoang mạc lớn ở châu Phi.

Tại sao Ả Rập có vô số sa mạc nhưng vẫn nhập khẩu cát? - 2sao

Hoang mạc Sa-ha-ra

Hoang mạc Kalahari - Wikiwand

Hoang mạc Ca-la-ha-ri

Khám phá Namib và sa mạc Trắng, "đặc sản du lịch" châu Phi

Hoang mạc Na-míp

●     Nhóm 4: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

+ Xác định phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

- GV cho HS quan sát hình ảnh người dân châu Phi trồng lúa mì và nuôi cừu.

Lúa lai giúp châu Phi đảm bảo an ninh lương thực  Kỹ thuật chăn nuôi cừu | Báo Dân tộc và Phát triển

- GV cho HS đọc phần “Em có biết” (SGK tr.137) để mở rộng kiến thức về các nguồn tài nguyên thiên nhiên châu Phi.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK về phần tìm hiểu của nhóm mình (tr.136-137), kết hợp với quan sát hình ảnh để thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường khác nhau của châu Phi.

- Thành viên các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các kiểu môi trường tự nhiên châu Phi.

1. Khai thác và sử dụng thiên nhiên

a. Khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo

+ Con người đã sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn như cọ dầu, ca cao, cao su và cây lương thực như ngô, lúa nước.

+ Các quốc gia cũng tiến hành khai thác khoáng sản như dầu mỏ, bô-xít,...

b. Khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

+ Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng, do đó, nhiều quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.

+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...

+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn đang được khai thác để trồng cây công nghiệp (cà phê, chè,...), cây ăn quả xuất khẩu.

+ Vùng ven sa mạc, người dân tham gia các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hoá.

+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, người dân trồng các loại cây như lạc, bông,... và vật nuôi như dê, cừu,...

c. Khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

- Hoạt động khai thác thiên nhiên diễn ra không thuận lợi => một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ mới để thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên như:

+ khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra, nhất là phần lãnh thổ thuộc Li-bi (Libya) và An-giê-ri (Algeria).

+ Dùng công nghệ tưới và công nghệ nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo.

+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời.

+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc.

+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...

d. Khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

- Thuận lợi để phát triển những loại cây trồng cận nhiệt như: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.

- Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cũng được phát triển mạnh với các trung tâm du lịch nổi tiếng như Cai-rô (Cairo), Kep-tao (Cape Town)...

- Hoạt động khai thác khoáng sản ở môi trường này diễn ra khá mạnh với khai thác dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác