Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 10: Đế Quốc Mô-Gôn
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 10: Đế Quốc Mô-Gôn sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 10: ĐẾ QUỐC MÔ-GÔN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
HS học về:
- Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời đế quốc Mô-gôn.
- Thành tựu văn hóa tiêu biểu.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
● Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của các tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản để tìm hiểu về đế quốc Mô-gôn.
● Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời đế quốc Mô-gôn; Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ dưới thời đế quốc Mô-gôn.
● Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm thông tin qua internet, qua sách báo để viết được đoạn văn giới thiệu về lăng Tai-giơ Ma-han
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm và nhân ái: Trân trọng những cống hiến của con người trong quá khứ, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá và bảo vệ những giá trị văn hoá của nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài học Đế quốc Mô-gôn.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Đế quốc Mô-gôn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát video về lăng Tai-giơ Ma-han; HS quan sát video và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về lăng Tai-giơ Ma-han.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
https://vnexpress.net/ve-dep-cua-den-taj-mahal-truoc-khi-cot-da-cam-thach-bi-do-sap-3736296.html
+ Em có biết đoạn video trên nói về công trình kiến trúc vĩ đại nào không?
+ Trình bày một vài hiểu biết của em về công trình này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết của bản thân trước lớp: Lăng Tai-giơ Ma-han được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mô-gun, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Tai-giơ Ma-han là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đế quốc Mô-gôn được khai sinh từ những cuộc chiến ranh giành quyền lực quyết liệt, nhưng trong một số giai đoạn, đặc biệt là thời trị vì của vua A-cơ-ba, đế chế này đã tạo ra một xã hội tiễn bộ, thịnh vượng và hoà nhập hiểm có trong lịch sử cai trị Ấn Độ của người Hồi giáo. Vậy, đế quốc Mô-gôn đã ra đời như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá có gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Đế quốc Mô-gun.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nắm được hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn.
- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn.
- Rút ra được nhận xét thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn.
b. Nội dung:
- GV lưu ý, hướng dẫn cho HS thấy được sự giống và khác nhau trong hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn và vương triều Hồi giáo Đê-li.
- GV giới thiệu cho HS tên gọi đế quốc Mô-gôn.
- HS thảo luận cặp đôi, đọc nội dung thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 10.1 để nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin mục 1 SGK tr.39 và cho biết: Nêu hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn. - GV lưu ý: + So sánh để thấy sự giống nhau và khác nhau trong hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn với vương triều Hồi giáo Đê-li: Đây là vương triều ngoại tộc thứ 2 nhưng khác với vương triều Hồi giáo trước được lập bởi người Hồi gốc Thổ, còn vương triều này được lập bởi người Hồi gốc Mông Cổ và cũng thông qua chiến tranh chinh phạt để chiếm Ấn Độ và thống nhất Ấn Độ. + Tên gọi đế quốc Mô-gôn xuất hiện từ tên gọi người Mô-gôn. Người Ấn xưa và nay gọi tất cả những người theo Hồi giáo ở Bắc Ấn Độ và miền nam của Trung Á là người Mô-gôn. Khi Ba-bua một thủ lĩnh xuất thân ở Trung Á lập nên một vương triều mới, tên gọi Mô-gôn được đặt cho vương triều này. - GV dẫn dắt: Năm 1556, Hoàng đế" A-cơ-ba (1542 - 1605) lên nắm quyền, nỗ lực thống nhất lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt, đưa để quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị nhất.
- GV mở rộng kiến thức: - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc nội dung thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 10.1, quan sát Bảng các cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội và thực hiện nhiệm vụ: Tại sao thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất cảu đế quốc Mô-gôn?
- GV mở rộng kiến thức: Những người phương Tây khi đến Ấn Độ thời cai trị của A-cơ-ba đã thốt lên: “Tại đấy, tất cả cái gì cũng đầy đủ, dồi dào, nào trái cây, các loại đậu, các loại ngũ cốc, gấm vóc lụa là, nhất là giá cả lại rất thấp,... A-gra so với Luân Đôn lớn hơn rất nhiều, nhất là dân số thật đông đảo. (Thẩm Kiên, Thập đại tùng thư 10 đại hoàng đế thế giới, trang 178 - 179) - GV lưu ý cho HS: Do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo lâu đời ở Ấn Độ làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Các quý tộc Ấn Độ ra sức chiếm đất đai và củng cố thế lực của mình. Vì vậy, sau thời kì trị vì của vua A-cơ-ba, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, suy yếu và trở thành miếng mồi béo bở của các nước tư bản phương Tây. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thấy được sự giống và khác nhau trong hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn và vương triều Hồi giáo Đê-li. - HS lắng nghe GV giới thiệu nguồn gốc tên gọi đế quốc Mô-gôn. - HS thảo luận cặp đôi, đọc nội dung thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 10.1 để nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn - Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li và lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn. - Thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất cảu đế quốc Mô-gôn vì: + Về chính trị : ● Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh. ● Xây dựng luật pháp nghiêm minh, có tham khảo luật cổ truyền của Ấn Độ. Nền chính trị ổn định, quyền lực của A-cơ-ba được củng cố. + Về kinh tế: ● Đo đạc lại ruộng đất. ● Thống nhất hệ thống đo lường và tiền tệ. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hóa phát triển. + Về xã hội: ● Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với người Ấn. ● Bãi bỏ thuế thân đánh vào người theo Hồi giáo. Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác