Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 19: Thiên Nhiên Châu Đại Dương
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 19: Thiên Nhiên Châu Đại Dương sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 19: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản.
- Phân tích được đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.
- Năng lực địa lí:
● Xác định được các của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a.
● Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản.
● Phân tích được đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a.
3. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản phóng to các hình ảnh SGK; tranh ảnh, tư liệu, video liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến thiên nhiên châu Đại Dương và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về một số loài động vật và đặt các câu hỏi gợi mở cho HS.
c. Sản phẩm học tập:
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số loài động vật và đặt câu hỏi:
+ Em có biết tên của các con vật này không?
+ Các loài động vật này khiến em nghĩ đến châu lục nào? Em biết gì về châu lục đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, dựa trên hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
- GV khuyến khích HS thoải mái chia sẻ ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời các câu hỏi của GV.
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS.
* Gợi ý:
+ Ảnh 1: Kang-gu-ru (chuột túi)
+ Ảnh 2: Gấu Cô-a-la
+ Ảnh 3: Thú mỏ vịt
=> Đây là các loài động vật đặc trưng của châu Úc.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dựa trên câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài học: Châu Đại dương có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục với nhiều đảo và quần đảo, nhưng phần lớn là những đảo nhỏ. Nơi đây cũng có nhiều loài sinh vật đặc hữu. Vậy, thiên nhiên của châu Đại Dương có những nét đặc sắc gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – bài 19: Thiên nhiên châu Đại Dương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a. Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm vị trí và phạm vi lãnh thổ của châu Đại Dương.
- Xác định được vị trí của châu Đại dương trên bản đồ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS khai thác Bản đồ hình 19.1 và thông tin trong mục 1 (SGK tr.162 – 163) để tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ của châu Đại Dương và trả lời các câu hỏi của GV.
- HS làm việc cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vị trí và phạm vi lãnh thổ của châu Đại Dương.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 (SGK tr.162-163) và Bản đồ Hình 19.1 để tìm hiểu vị trí và phạm vi lãnh thổ của châu Đại Dương. - GV sử dụng bản đồ giấy hoặc phóng to hình ảnh SGK để HS dễ quan sát, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ: + Xác định các bộ phận của châu Đại Dương. + Xác định vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a. + Trình bày kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS khi cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Phần lớn châu Đại Dương nằm ở nam bán cầu, phía tây bắc giáp với châu Á và phía tây giáp với Ấn Độ Dương bao gồm các chuỗi đảo Mê-la-nê-đi, NiuDilen, Pô-li-nê-đi, Mi-cro-nê-di - Lục địa Ô-xtrây-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến 100N đến 390N, nằm ở phía tây châu Đại Dương 4 phía giáp với biển, đường bờ biển ít bị chia cắt. Đây là lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới 8.5 triệu km2
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác