Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo Bài 15: Phương Thức Con Người Khai Thác Tự Nhiên Bền Vững. Một Số Trung Tâm Kinh Tế Của Bắc Mỹ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 15: Phương Thức Con Người Khai Thác Tự Nhiên Bền Vững. Một Số Trung Tâm Kinh Tế Của Bắc Mỹ sách chân trời sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 15: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC TỰ NHIÊN BỀN VỮNG. MỘT SỐ TRUNG TÂM KINH TẾ CỦA BẮC MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.
- Xác định dược trên bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
● Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.
- Năng lực địa lí:
● Phân tích được phương thức khai thác tự nhiên theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ.
● Đọc bản đồ một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ.
3. Phẩm chất
● Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.
● Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mỹ, năm 2020.
- Một số hình ảnh, video về dân cư, xã hội, các hoạt động khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ.
- Các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học; Phiếu học tập (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm, đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát một số hình ảnh thiên nhiên và yêu cầu HS đoán hình ảnh nào mô tả thiên nhiên Bắc Mỹ.
c. Sản phẩm học tập:
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra những dự đoán.
- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu một số hình ảnh về cách thức người dân Bắc Mỹ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về phương thức người dân Bắc Mỹ khai thác tự nhiên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào những kiến thức đã biết và hình ảnh quan sát được, phát biểu những nhận định ban đầu về cách thức khai thác tự nhiên của người dân Bắc Mỹ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân.
- GV ghi nhận những câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Mỹ rất phong phú và đa dạng. Nhờ có phương thức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí, Bắc Mỹ đã phát triển trở thành khu vực kinh tế lớn và hiện đại hàng đầu thế giới. Vậy, khu vực này đã áp dụng những phương thức nào để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên? Nơi đây có những trung tâm kinh tế quan trọng nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương thức khai thác tự nhiên theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ
a. Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ (địa hình, khí hậu, sông hồ, các đới thiên nhiên).
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 (SGK tr.150 - 151), sau đó hoàn thành phiếu học tập.
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phương tiện dạy học trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở các phương thức khai thác các nguồn tài nguyên của người dân Bắc Mỹ.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 6 HS), yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1 (SGK tr.150 - 151) để tìm hiểu các phương thức khai thác các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững của người dân Bắc Mỹ. - GV yêu cầu các nhóm HS dựa vào thông tin trong bài hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: + Nhiệm vụ 1: Phân tích phương thức khai thác tài nguyên đất theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ (Phiếu học tập 1). + Nhiệm vụ 2: Phân tích phương thức khai thác tài nguyên nước theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ (Phiếu học tập 2). + Nhiệm vụ 3: Phân tích phương thức khai thác tài nguyên khoáng sản theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ (Phiếu học tập 3). + Nhiệm vụ 4: Phân tích phương thức khai thác các tài nguyên khác theo hướng bền vững ở Bắc Mỹ (Phiếu học tập 4). - GV phóng to các hình ảnh SGK để HS quan sát: Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên nhóm đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh SGK, làm việc cá nhân, hoàn thành từng phiếu học tập. + Giai đoạn 1: HS làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình vào phiếu cá nhân. + Giai đoạn 2: HS thảo luận nhóm, tìm ra ý tưởng chung và viết vào phiếu chung. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng bài tập qua phiếu học tập của nhóm. - GV chốt lại kiến thức nếu còn thiết, chưa chuẩn xác. | 1. Phương thức khai thác các nguồn tài nguyên theo hướng bền vững a. Khai thác tài nguyên đất - Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ được khai thác để trồng trọt. Do thời gian dài sử dụng lượng phân hóa học lớn nên đất đai bị thoái hóa - Các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại với các phương thức khai thác đa canh và luân canh, tăng cường sử dụng phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất.
b. Khai thác tài nguyên nước - Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. - Việc khai thác nguồn nước quá mức cùng với lượng chất thải rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt dã làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy bảo vệ nguồn nước sông hồ đang rất được quan tâm. - Các nước Bắc Mỹ đã đưa ra các quy định nghiêm ngặt về xả thải. Tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt cũng được chú trọng. c. Khai thác tài nguyên khoáng sản - Bắc Mỹ có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, đồng, vàng, u-ra-ni-um, dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ năm 1950, hoạt động khai thác khoáng sản tăng lên nhanh chóng nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên là cho các tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường. - Hiện nay các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang được sử dụng thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch. Việc này mang nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. d. Khai thác tài nguyên khác - Do có 3 mặt giáp với biển và đại dương nên nguồn tài nguyên sinh vật biển rất đa dạng. Lượng thủy sản đánh bắt phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân. Để đảm bảo sự phát triển của nguồn lợi thủy sản các nước Bắc Mỹ đã quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể. - Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Một lượng lớn gỗ đã được khai thác cho việc sản xuất giấy và chế biến gỗ. Bên cạnh việc khai thác các quốc gia Bắc Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ rừng như bảo vệ rừng, trồng mới rừng sau khi khai thác. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác