Soạn giáo án lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 19: bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử 6 Bài 19: bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 19: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Thông qua bài học, HS nắm được:
- Những sự kiện dẫn đến bước ngoặt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc vào thế kỉ X.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
· Trình bày được những nét chính về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương.
· Mô tả được những nét chính của trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.
· Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí căm thù giặc ngoại xâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Lược đồ về các cuộc khởi nghĩa.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mùa xuân năm 40 từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lý Bí, Mai Thúc Loan,... đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề. Nhìn vào bức tranh, em có biết cuối cùng ai là người đã hoàn thành trọn vẹn được ước nguyện độc lập thiêng liêng ấy và chiến thắng đó mang tên gì không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể trả lời được hoặc không trả lời được): Ngô Quyền với trận chiến Bạch Đằng đã hoàn thành được trọn vẹn ước nguyện độc lập thiêng của Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lý Bí, Mai Thúc Loan và của toàn dân tộc.
- GV đặt vấn đề: Những cuộc khởi nghĩa từ Hai Bà Trưng đến Phùng Hưng lần lượt nổ ra và thất bại nhưng khát khao giành độc lập của nhân dân ta vẫn rực cháy suốt ngàn năm Bắc thuộc. Đầu thế kỉ X, một bước ngoặt lịch sử quan trọng đã xảy ra, biến khát khao thiêng liêng đó của dân tộc trở thành hiện thực. Để tìm hiểu rõ hơn về bước ngoặt lịch sử quan trọng này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ; trình bày được diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Nhân cơ hội đó, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng ở Hải Dương ngày nay đã đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. Năm 906, nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 SHS trang 96 và trả lời câu hỏi: Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện điều gì? - GV giới thiệu kiến thức: Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay. Trong 10 năm (907-917), chính quyến Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. - GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ 19.1 SHS trang 96 và trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc? + Theo em, những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa như thế nào?
- GV giới thiệu kiến thức: Phong kiến phương Bắc tuy đã suy yếu nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định thống trị nước ta. Do vậy, nhà Nam Hán vẫn tiến sang đánh nước ta vào mùa thu năm 930. Dương Đình Nghệ - một vị tướng của Khúc Hạo, lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục đấu tranh chống Nam Hán. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.2 và quan sát Lược đồ 19.2 SHS trang 97, trả lời câu hỏi: Trình bày những điểm chính về diễn biến và kết quả chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo. - GV mở rộng kiến thức: về ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán - thời gian rất gần chỉ trong vòng 10 năm Dương Đình Nghệ đã khôi phục và củng cố tiếp nền tự chủ bắt đầu từ Khúc Thừa Dụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương a. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ - Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện: + Nhà Đường suy yếu. + Khúc Thừa Dụ thực hiện một cuộc cướp chính quyền một cách khéo léo, đẩy nhà Đường vào thế đã rồi - buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt.
- Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc: + Tổ chức lại các đơn vị hành chính. + Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ. + Chiêu mộ thêm binh lính. + Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. - Những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa: xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc cho người Việt, chính quyền của riêng người Việt - do người Việt nắm giữ. b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ - Diễn biến chính cuộc chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo: + Từ làng Giàng (Thiệu Dương, Thanh Hoá), Dương Đình Nghệ xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh. + Năm 931, ông đem quân ra tấn công thành Đại La. Quân Nam Hán lo sợ, vội cho người về nước xin viện binh. + Viện binh chưa đến nơi thì đội quân của Dương Đình Nghệ đã chiếm được Đại La và chủ động đón đánh quân tiếp viện. + Quân Nam Hán đại bại, chủ tướng Trình Bảo bị chém đầu.
- Kết quả cuộc chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức