Soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài mở đầu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI MỞ ĐẦU. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG TRONG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và năng lượng học tập môn khoa học tự nhiên
● Sử dụng được phương pháp tìm hiểu tự nhiên
● Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên hệ (liên kết), đo, dự đoán (dự báo).
● Làm được báo cáo, thuyết trình
● Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7)
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.
● Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
● Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
● Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).
3. Phẩm chất
● Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
● Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.
● Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 7.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 7.
- Tìm hiểu nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
● Khai thác vốn sống của HS và thảo luận, nêu được: Để tìm hiểu một hiện tượng tự nhiên phải tiến hành các hoạt động khoa học theo một tiến trình.
● Góp phần hình thành, phát triển các biểu hiện của các năng lực.
b. Nội dung: GV khai thác thông tin sgk, đặt câu hỏi, HS trả lời, hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần mở đầu, sử dụng kĩ thuật “động não”, thu nhập ý kiến của HS về mối liên hệ giữa kiểu nằm của hạt trên mặt đất và sự nảy mầm của hạt: Liệu kiểu nằm của hạt trên mặt đất có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?
- GV đặt câu hỏi: Em đã thấy hạt cây nằm trên mặt đất nảy mầm thành cây con chưa? Em có thấy khi hạt đã nảy mầm thì nó nằm như thế nào trên mặt đất không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV, xác định nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS phát biểu các ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân. GV yêu cầu HS phát biểu sau không trùng ý kiến của bạn phát biểu trước.
- GV ghi các ý kiến lên bảng. không phân biệt đúng sai. GV trình bày bảng sao cho nổi lên được những ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết: Để tìm hiểu một hiện tượng tự nhiên phải tiến hành các hoạt động khoa học.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các hoạt động khoa học tìm hiểu tự nhiên được thực hiện theo trình tự như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN
Hoạt động 1: Giới thiệu các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận thức được các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên.
b. Nội dung: GV khai thác thông tin sgk, đặt câu hỏi, HS trả lời, hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn thảo luận để rút ra các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên. + GV sử dụng tranh ảnh, video và dẫn dắt để HS thấy rằng quan sát quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Từ quan sát đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu: Kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không? + Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, người nghiên cứu sẽ đưa đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước quan sát. + Kiểm tra giả thuyết được thực hiện bằng thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm có thể ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết. + Báo cáo kết quả thu được. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và tiếp nhận, lắng nghe câu hỏi và trả lời. - GV giảng giải, phân tích kĩ hơn những nội dung HS chưa hiểu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đứng dậy trình bày nội dung thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt lại quá trình tìm hiểu tự nhiên. | I. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TỰ NHIÊN 1. Giới thiệu các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên Qúa trình tìm hiểu tự nhiên bao gồm các bước: + Bước 1. Quan sát, đặt câu hỏi + Bước 2. Xây dựng giả thuyết + Bước 3. Kiểm tra giả thuyết + Bước 4. Phân tích kết quả. + Bước 5. Viết, trình bày báo cáo.
|
Hoạt động 2: Viết báo cáo kết quả
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác