Soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 7 Bài 25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau khi học xong, HS sẽ:

- Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật:

●       Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;

●       Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống);

●       Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khống trong quá trình thoát hơi nước;

●       Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật;

●       Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; vận dụng quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong đời sống.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

●       Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

●       Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ỏ thực vật.

●       Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

●       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sống như không để cây ngoài nắng gắt, tưới nước và bón phân hợp lý…

3. Phẩm chất:

●        Chăm chỉ, tích cực hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân

●        Có ý thức tìm hiểu, hứng thú và say mê với môn khoa học tự nhiên

●        Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

●       Giáo án, sgk, sbt

●       Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.

●       Video, hình ảnh liên quan đến bài học.

●       Tìm hiểu kiến thức mở rộng về quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng đối với cơ thể thực vật.

●       Máy tình, máy chiếu (nếu có)

2. Đối với học sinh:

●       Sgk, Sbt

●       Tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.

●       Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ để thực hiện thí nghiệm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS, giúp HS bước đầu tiếp cận và khơi gợi được nội dung của bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, đưa ra câu hỏi đầu bài, HS đưa ra ý kiến trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh và đặt vấn đề:

Thực vật thu nhận, sử dụng nước và các chất dinh dưỡng như thế nào?

Thế kỉ XVII, Gian van Hen –môn (Jan van Helmont) (người Bỉ) đã trồng một cây liễu nhỏ khối lượng ban đầu là 2,25 kg trong một chậu chứa 90 kg đất khô. Chậu đất được bọc kín để không cho bụi vào. Sau 5 năm chỉ tưới nước mưa thì khối lượng cây liễu đã tăng lên tới 76,1kg, trong khi đất chỉ mất có 0,1kg. Ông kết luận chất dinh dưỡng để cây lớn lên là nước. Kết luận của ông có đúng không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS đọc kĩ nội dung câu hỏi, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động – GV gọi 2, 3 HS đứng dậy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề nêu ở đầu bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ

- GV tiếp nhận các câu trả lời của HS, tuy nhiên, để có đáp án chính xác cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung ở Bài 25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây.

b. Nội dung: GV cho HS khai thác kênh hình (25.2), kênh chữ, trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi, hiểu được quá trình hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Theo em, nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và chất khoáng?(

- Từ kiến thức HS trình bày, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Quan sát hình 25.2, nêu con đường hấp thụ và vận chuyển nước từ đất vào trong rễ?

- Từ các ý kiến trình bày của HS, GV chốt lại con đường hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật.

- GV cho HS tìm hiểu mục “Em có biết”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận lần lượt các câu hỏi và tìm câu trả lời.

- GV hỗ trợ, phân tích cho HS hiểu để tìm câu trả lời nhanh hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đứng dậy trình bày

- GV mời HS khác xác nhận câu trả lời của bạn đúng hay chưa (nếu chưa thì bổ sung cho bạn).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại nội dung hoạt động 1.

I. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

1. Hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật

- Thực vật hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu thông qua các tế bào lông hút ở rễ.

- Tế bào lông hút tạo thành mạng lưới và phân nhánh trong đất, tăng cường hút nước và khoáng.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác