Soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 5. Giới thiệu về liên kết hoá học
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 7 Bài 5. Giới thiệu về liên kết hoá học sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 5. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học xong bài này, HS có thể:
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỉ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm.
- Nêu được:
+ Liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố khí hiếm (áp dụng cho các phân tử đơn giản như sodium chloride, magnesium oxide,…)
+ Liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố khí hiếm (áp dụng cho các phân tử đơn giản như hydrogen, chlorine, ammonia, nước, carbon dioxide, nitrogen,…).
- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được đặc điểm vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; khái niệm về liên kết cộng hoá trị, liên kết ion, electron góp chung, sự cho – nhận electron; chất ion và chất cộng hoá trị.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát một số phân tử trong tự nhiên.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được một số nguyên tố khí hiếm; loại liên kết có trong các phân tử; chất ion, chất cộng hoá trị và ứng dụng của nó trong đời sống.
3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung mới của HS.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về “Giấc mơ của nguyên tử F”.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu nhận xét của mình, hiểu được hai nguyên tử F liên kết với nhau để tạo ra lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát bức tranh và nêu câu hỏi: Bức tranh giấc mơ của nguyên tử F cho biết điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi và nêu nhận xét của mình.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời: Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử F là 7, nguyên tử F “trong mơ” là 8, nguyên tử F sau khi liên kết là 8.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Trong điều kiện thường, nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm tồn tại độc lập vì có lớp electron ngoài cùng bền vững Nguyên tử của các nguyên tố khác luôn có xu hướng tham gia liên kết để có được electron ngoài cùng bền vững tương tự khí hiếm. Vậy liên kết giữa các nguyên tử được hình thành như thế nào? Chúng ta cùng vào Bài 5: Giới thiệu về liên kết hoá học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm.
a. Mục tiêu:
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số khí hiếm.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời CH1 trang 33 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho CH1 trang 33 SGK và yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh: Mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của He, Ne, Ar và trả lời CH1 trang 33 SGK. Quan sát hình 5.1, hãy cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử khí hiếm. - GV nêu câu hỏi: Tại sao chỉ có các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập còn các nguyên tử của các nguyên tố khác lại liên kết với nhau? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm: Đáp án CH1 trang 33 SGK: Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron). Kết luận: Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron) là lớp vỏ bền vững. Vì vậy, các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập trong điều kiện thường. Nguyên tử của các nguyên tố khác có lớp ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với nguyên tử khác.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác