Soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 21. Hô hấp tế bào
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 7 Bài 21. Hô hấp tế bào sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 21. HÔ HẤP TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS sẽ:
● Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật)
o Nêu được khái niệm hô hấp tế bào.
o Nêu được phương trình tổng quát của hô hấp (dạng chữ)
o Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải hữu cơ ở tế bào
● Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
● Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
● Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm tế bào hô hấp, viết được phương trình tổng quát dạng chữ, thực hành thí nghiệm.
● Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đồ để thấy được mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào, mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào lá.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, thực hiện thí nghiệm và chứng minh được hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm.
3. Phẩm chất:
● PC2. Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
● PC3. Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên để đạt được kết quả tốt trong học tập, thích đọc, tìm hiểu tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật động não, khăn trải bàn
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.
- Tranh, ảnh về quá trình hô hấp tế bào
- Dụng cụ để chiếu tranh ảnh
- Dụng cụ thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm.
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7
- Tìm hiểu thêm tài liệu về hô hấp tế bào trên internet, sách vở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV sử dụng câu hỏi khởi đâu trong sgk để bước đầu gợi đến nội dung của chương trình bài học tới HS.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời theo hiểu biết của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi phần khởi động, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Quan sát hình 21.1 và cho biết vì sao khi chạy, con người cần nhiều khí oxygen và glucose, đồng thời giải phóng nhiều khí carbon dioxide, nước và nhiệt?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc kĩ nội dung câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
Gợi ý:
Khi chạy, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng → Khi đó, quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh hơn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể → Cơ thể cần nhiều oxygen và glucose để thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng thời cũng giải phóng nhiều carbon dioxide, nước và nhiệt.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần tích cực xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Tế bào được coi là đơn vị cơ sở của sự sống. Các hoạt động sống của tế bào bao gồm: sinh trưởng, phát triển, trao đổi chất, sinh sản,…. Những hoạt động này đều cần có năng lượng, vậy năng lượng đó được lấy từ đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn nội dung này trong Bài 21. Hô hấp tế bào.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP
Hoạt động 1. Tìm hiểu hô hấp tế bào
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, năng lực tự học để rút ra được khái niệm và sơ đồ thể hiện hô hấp tế bào.
b. Nội dung: GV sử dụng thông tin mục I, hình 21.2 để đặt vấn đề, đặt câu hỏi, HS lắng nghe và thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm, hoàn thành các câu hỏi thảo luận và bài tập liên quan.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I và hình 21.2 trả lời câu hỏi: + Kể tên các chất tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và sản phẩm tạ ra? + Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật? => Rút ra khái niệm: Hô hấp tế bào là gì? + Dựa vào hình 21.2, viết phương trình tổng quát dạng chữ thể hiện quá trình hô hấp tế bào? - Sau khi HS trả lời, GV chốt lại nội dung và đặt câu hỏi vận dụng giúp HS liên hệ với thực tế: Vì sao khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi và nhịp thở tăng lên? - GV cho HS đọc mục Em có biết để biết thêm tầm quan trọng của hô hấp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thầm thông tin, tiếp nhận câu hỏi, trao đổi, thảo luận với nhau, hỗ trợ nhau tìm ra câu trả lời. - GV quan sát quá trình HS học tập, hướng dẫn và khuyến khích HS tự chủ và tự học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đứng dậy trả lời câu hỏi - GV gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại nội dung, HS ghi vào vở trước khi chuyển sang nội dung mới. | I. Hô hấp tế bào - Trong quá trình hô hấp tế bào: + Chất tham gia: glucose, oxygen + Sản phẩm: carbon dioxide, nước, năng lượng (ATP) - Quá trình hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu hô hấp tế bào ngừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng. => Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. * Phương trình tổng quát bằng chữ của hô hấp tế bào: Glucose + oxygen -> Carbon dioxide + nước + năng lượng (ATP và nhiệt) *CH vận dụng: Khi chạy, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể => Các sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào này là carbon dioxide, nước, nhiệt được tạo ra nhiều và được giải phóng ra: + Nhiệt được tạo ra nhiều khiến cơ thể nóng lên và gây hiện tượng toát mồ hôi để cơ thể giảm nhiệt. + Nhịp thở tăng lên để thải khí carbon dioxide.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác