Soạn giáo án KHTN 7 cánh diều Bài 10. Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án khoa học tự nhiên 7 Bài 10. Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 10. BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày và vận dụng được một số phương pháp, kĩ năng hoc tập môn KHTN:
· Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.
· Nêu được đơn vị của tần số là héc (kí hiệu là Hz)
· Nêu được sự liên quan của độ to với biên độ âm.
· Sử dụng nhạc cụ (hoặc học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ độ cao của âm có sự liên hệ với tần số âm.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp kĩ năng học tập môn KHTN
· Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận câu hỏi, nhiệm vụ học tập.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
· Nhận thức khoa học tự nhiên: Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số của sóng âm. Nêu được đơn vị của tần số là héc (Hz).
· Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm chứng tỏ được độ to của âm liên quan đến biên độ âm và độ cao của âm liên hệ với tần số âm.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cách người nghệ sĩ tạo ra âm to/ nhỏ, âm trầm/bổng khi sử dụng nhạc cụ.
3. Phẩm chất
· Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
· Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
· Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Các dụng cụ thí nghiệm trong bài học.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)
a, Mục tiêu: Đưa ra các ví dụ, câu hỏi thực tiễn gần gũi với các em HS để khơi gợi hứng thú học tập.
b, Nội dung: GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm: đáp án của HS cho câu hỏi mở đầu.
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV mở một đoạn nhạc cho lớp nghe, sau đó đưa ra câu hỏi: Dụng cụ âm nhạc có thể phát ra những âm to nhỏ khác nhau. Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác, nguyên nhân để các vật phát ra những âm thanh to, nhỏ, trầm, bổng khác nhau, chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 10. Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Biên độ và độ to của âm
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm biên độ và trình bày được mối quan hệ giữa biên độ và độ to của âm.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm , quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi để hình thành kiến thức.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các yêu cầu và câu hỏi của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu sgk nêu khái niệm biên độ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi? + Biên độ dao động của vật càng lớn thì lớp không khí bị nén giãn càng nhiều hay ít? Sóng âm được tạo ra sẽ có biên độ càng lớn hay nhỏ + Biên độ dao động của vật càng nhỏ thì lớp không khí bị nén giãn càng nhiều hay ít? Sóng âm được tao ra càng lớn hay nhỏ? - GV cho HS làm thực hành hoặc chiếu video thí nghiệm sgk trang 58 và yêu cầu HS nêu mối liên hệ giữa biên độ và độ to. - GV yêu cầu HS nêu kết luận ngắn gọn mối liên hệ giữa biên độ và độ to, đơn vị của độ to. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 1 sgk trang 59. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm thí nghiệm trong vận dụng 1 sgk trang 59 và trả lời câu hỏi trong phần này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Biên độ và độ to của âm 1. Biên độ Biên độ là độ lệch lớn nhất của một vật so với vị trí cân bằng của nó khi dao động => - Biên độ lớn các lớp không khí bị nén giãn càng nhiều. Sóng âm được tạo ra có biên độ càng lớn. - Biên độ nhỏ, các lớp không khí bị nén giãn càng ít, sóng âm được tạo ra có biên độ càng nhỏ. 2. Độ to của âm - Khi âm thanh (sóng âm) truyền đến tai ta với biên độ lớn, ta nghe được âm to hơn. - Khi âm thanh (sóng âm) truyền đến tai ta với biên độ nhỏ, ta nghe được âm nhỏ hơn. Kết luận: · Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to và ngược lại. · Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu là dB. - Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 59: Khi gảy mạnh dây đàn, biên độ dao động của dây lớn, tiếng đàn phát ra sẽ to. - Hoàn thành vận dụng 1 sgk trang 59.
Đánh trống càng nhẹ thì âm càng nhỏ và các mảnh vụn bay càng thấp. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác