Soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức Chủ đề 7: cuộc sống tươi đẹp - Tiết 29
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 7 Chủ đề 6: âm nhạc nước ngoài Tiết 29 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 29
- ĐỌC NHAC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 5
- ÔN TẬP: BÀI HÁT ĐỜI CHO EM NHỮNG NỐT NHẠC VUI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 5.
- Hát thuộc lời, đúng giai điệu, thể hiện được sắc thái bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc
· Thể hiện được tính chất, sắc thái Bài đọc nhạc số 5. Biết kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 2/4.
· Biết thể hiện bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui bằng hình thức đã học.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính chăm chỉ tự học qua bài đọc nhạc.
- Phát huy được tinh thần hợp tác, làm việc nhóm khi luyện tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 7.
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
- Tìm hiểu trước Bài đọc nhạc số 5.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV đàn cho HS nghe và chơi trò chơi ghép các nốt nhạc.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV và chơi trò chơi ghép các nốt nhạc.
d. Tổ chức thực hiện:
Phương án 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đàn giai điệu Bài đọc nhạc số 5 (1 lần).
https://www.youtube.com/watch?v=88Fv9g2ulSs
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV đàn, quan sát bản nhạc và cảm nhận.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS quan sát bản nhạc và nêu cảm nhận của mình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có) phần trả lời của HS
Phương án 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi ghép các nốt nhạc lên bảng (khuông nhạc được kẻ sẵn trên bảng) để tạo thành Bài đọc nhạc số 5.
- GV chia HS thành 2 nhóm:
+ Mỗi nhóm gồm 8 HS ứng với 8 nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô (Ví dụ bạn Tuấn → nốt Đô, bạn Hoa — not Son,... ).
+ HS còn lại đọc tên các nốt nhạc bắt đầu từ ô nhịp đầu tiên đến hết Bài đọc nhạc số 5 (VD: ô nhịp đầu tiên Đô đen, Mi đơn, Pha đơn).
- GV hướng dẫn HS chơi: HS của hai nhóm nghe tên mình được đọc vang lên sẽ gắn nốt nhạc lên khuông. Nhóm nào hoàn thành bài đọc nhạc nhanh và chính xác sẽ thắng cuộc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm tham gia trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
- GV dẫn dắt HS vào bài: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đọc Bài đọc nhạc số 5 và ôn lại bài hát Đời cho em những nốt nhạc vui nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 5
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 5.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát SGK để trả lời câu hỏi; HS tìm hiểu khái niệm về dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm về dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS khai thác bài bằng hệ thống câu hỏi: + Bài đọc nhạc viết ở nhịp gi? Nhắc lại khái niệm nhịp đó. + Nêu tên các nốt nhạc có trong bài. a. Luyện đọc cao độ - GV đàn và bắt nhịp, hướng dẫn HS tập đọc gam Đô trưởng (luyện trục gam đi lên đi xuống và luyện các nốt lần cận liên quan đến giai điệu của Bài đọc nhạc số 5). b. Luyện tập tiết tấu gõ theo phách - GV gõ mẫu hình tiết tấu của nét nhạc 1 và 2, yêu cầu HS nhận xét, so sánh. - GV gõ mẫu hình tiết tấu của nét nhạc 3, yêu cầu HS nhận xét tiết tấu của nét nhạc. - GV hướng dẫn HS vỗ tay/ gõ đệm theo âm hình tiết tấu: c. Luyện tập Bài đọc nhạc số 5 - GV đàn giai điệu bài đọc nhạc 2 lần. https://www.youtube.com/watch?v=88Fv9g2ulSs - GV và HS cùng thống nhất chia các nét nhạc trong bài: + Nét nhạc 1: ô nhịp 1 ,2 ,3 ,4 + Nét nhạc 2: ô nhịp 5, 6, 7, 8 + Nét nhạc 3: ô nhịp 9, 10, 11, 12 + Nét nhạc 4: ô nhịp 13, 14 - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về số lượng các ô nhịp trong các nét nhạc 1, 2, 3, 4? - GV hướng dẫn HS tập đọc từng nét nhạc: + GV đàn nét nhạc 1, bắt nhịp HS đọc nhạc cùng đàn (2 lần). + Tiếp tục tiến hành theo trình tự trên đến hết bài và ghép nối cả bài. - GV đệm cho HS đọc hoàn thiện cả bài. Phát hiện sửa sai cho HS (nếu có). - Lưu ý: Nhắc HS đọc đúng cao độ thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng của bài, đọc chính xác trường độ của hình nốt đen chấm dội và nốt trắng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn, tập đọc gam Đô trưởng. - HS lắng nghe GV gõ mẫu hình tiết tấu của các nét nhạc và nhận xét. - HS quan sát âm hình và tự vỗ tay/ gõ đệm theo âm hình tiết tấu trong SGK. - HS luyện tập đọc các nét nhạc theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc gam Đô trưởng theo mẫu. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét các nét nhạc: + Mẫu hình tiết tấu của nét nhạc 1 và 2: 2 hình tiết tấu 1, 2 gần giống nhau (chỉ khác nốt Đô đen và Đô móc đơn ở ô nhịp đầu tiên của mỗi nét nhạc). + Mẫu hình tiết tấu của nét nhạc 3: 2 ô nhịp đầu giống 2 ô nhịp sau, tiết tấu được lặp lại. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:Nét nhạc 1, 2, 3 đều có 4 ô nhịp, riêng nét nhạc cuối chỉ có 2 ô nhịp - GV mời đại diện HS đọc các nét nhạc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét nội dung trả lời của HS, bổ sung kiến thức, chốt kiến thức cần ghi nhớ. | 1. Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 5 - Bài đọc nhạc số 5 được viết ở nhịp 2/4. - Khái niệm nhịp 2/4: Nhịp 2/4 là một nhịp đơn. Trong nhịp 2/4 ta có: + Số 2 chỉ 2 phách thì sẽ có phách đầu mạnh và phách sau nhẹ. + Trường độ mỗi phách cơ bản sẽ ứng với một nốt đen. - Nhịp 2/4 thông thường được sử dụng trong các bài hát thiếu nhi hay hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người. - Tên các nốt nhạc có trong bài: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác