Soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức Chủ đề 1: ngày khai trường - Tiết 1

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 7 Chủ đề 1: ngày khai trường - Tiết 1 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

CHỦ ĐỀ 1: NGÀY KHAI TRƯỜNG

Sau chủ đề này, HS sẽ:

-       Hát: hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát Khai trường. Biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.

-       Lí thuyết âm nhạc: nhận biết và thể hiện được nhịp lấy đà.

-       Đọc nhạc: đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.

-       Thường thức âm nhạc: nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; cảm nhận được tính chất và nội dung của bài hát Tuổi đời mênh mông.

 

TIẾT 1: HỌC BÀI HÁT: KHAI TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau tiết học này, HS sẽ:

-       Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

-       Năng lực âm nhạc:

·      Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hát hòa giọng, hát kết hợp vận động, phụ họa.

·      Cảm nhận được giai điệu và nhịp điệu vui tươi, rộn ràng của bài hát Khai trường.

3. Phẩm chất

Qua giai điệu, lời ca của bài hát Khai trường, HS:

-       Thấy được ý nghĩa của ngày đầu chào năm học mới.

-       Biết trân trọng tình cảm bạn bè và thầy cô giáo mỗi ngày đến trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV Âm nhạc 7.

-       Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy trong chủ đề.

2. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7. 

-       Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

-       Tìm hiểu trước một vài thông tin phục vụ cho bài học qua SGK và mạng internet.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS kết hợp vận động theo bài hát về chủ đề khai trường; HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe, vận động theo giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường; cảm nhận sau khi nghe bài hát.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe, vận động theo giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường.

https://www.youtube.com/watch?v=dKWnmOT0hC0

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Mùa thu ngày khai trường,

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, vận động theo giai điệu, lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Cảm nhận sau khi nghe bài hát Mùa thu ngày khai trường: nghe như tiếng trống trường rộn rã, nhộn nhịp, thôi thúc các em đến trường trong niềm vui sướng phấn khởi làm tan đi cái oi ả của mùa hè để bước sang mùa thu dịu mát, mùa thu của ngày tựu trường.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những câu ca, lời hát được ngân nga trong ngày khai trường làm xua đi cái nắng gay gắt của mùa hè, thổi vào đó làn gió nhè nhẹ trong mát của mùa thu. Những cảm xúc trong ngày khai trường sẽ theo chúng ta mãi về sau. Có một bài hát cũng với những giai điệu vui tươi, trong sáng, thể hiện niềm hân hoan, háo hức của các em học sinh ngày đầu tựu trường. Các em hãy cùng cô tìm hiểu về bài hát ấy trong bài học ngày hôm nay – Tiết 1: Học bài hát Khai trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Học bài hát Khai trường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

-       Lắng nghe bài hát Khai trường.

-       Nắm được một số thông tin về nhạc sĩ Quỳnh Hợp.

-       Nêu được nội dung và thống nhất được cách chia đoạn cho bài hát.

-       Khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

-       Hát từng câu và hát được cả bài hát Khai trường.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và thực hành theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Khai trường.

https://www.youtube.com/watch?v=YsDzbmUn-JY

- GV hát mẫu 1 lần cho HS nghe lại bài hát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu một vài nét về tác giả Quỳnh Hợp mà em biết và sưu tầm được.

 

 

 

 

 

- GV cho HS lắng nghe bài hát Khai trường một lần nữa, kết hợp quan sát bản nhạc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu nội dung bài hát Khai trường.

+ Bài hát được chia làm mấy đoạn?

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

- GV đàn và hát mẫu câu một 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.

- GV tiếp tục đàn và hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu; ghép đoạn 1; ghép đoạn 2 và hoàn thiện cả bài.

- GV sửa sai cho HS (nếu có).

- GV hướng dẫn HS kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và thực hành theo học hát bài hát Khai trường hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

- GV mời cả lớp hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Học bài hát Khai trường

a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

b. Giới thiệu tác giả

- Nhạc sĩ  Quỳnh Hợp bút danh là Hà Nhật Quỳnh – Nhật Hà, sinh tại Hà Nội.

- Âm nhạc của Quỳnh Hợp đồng hành cùng năm tháng và trên mọi đường quê hương với hơn 60 album đã ra mắt khán giả cả nước. Các chủ đề thường được nhạc sĩ tập trung sáng tác là: ca khúc thiếu nhi, ca khúc tuổi hồng, ca khúc viết về người lính, truyền thống cách mạng, biển đảo,…Ngoài ra, nhạc sĩ Quỳnh Hợp còn viết một số tác phẩm cho khí nhạc.

- Một số album tiêu biểu của nhạc sĩ: A! Tết đến rồi, Hè về vui sao, Xí…muội ơi, Nơi ta viết tình ca, Dấu chân người lính, Nẻo quê,….

- Các ca khúc phổ biến: Lính đảo đợi mưa, Tìm cha, Tổ quốc nhìn từ biển, Tựu trường, Khai trường,…

c. Tìm hiểu bài hát

- Nội dung của bài hát: bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, thể hiện niềm hân hoan, háo hức của các em học sinh ngày đầu tựu trường.

- Bài hát được chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Hồi trống điểm ngày khai trường….như đi xa về nhà.

+ Đoạn 2: Khăn đỏ tung trong gió…tạm xa nhé hè ơi.

d. Khởi động giọng

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

e. Dạy hát

HS tập hát theo hướng dẫn của GV:

- Hát chính xác những chỗ có đảo phách: trống điểm khai trường, mới bè bạn cũ,…

- Những tiếng có dấu chấm dôi: khăn đỏ, áo trắng, sân trường,…

- Những tiếng có dấu luyến: ấp ủ, tíu tít,…

- Những tiếng có dấu nối: qua, nhà, đỏ, gió, trắng, trong, viết,….

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác