Soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức Chủ đề 5: nhịp điệu mùa xuân - Tiết 19
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 7 Chủ đề 5: nhịp điệu mùa xuân Tiết 19 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 19
- HỌC BÀI HÁT: MÙA XUÂN ƠI
- NGHE NHẠC: BÀI HÁT SÔNG ĐAKRÔNG MÙA XUÂN VỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Mùa xuân ơi.
- Lắng nghe và biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Sông Đakrông mùa xuân về. Nhớ tên tác giả sáng tác bài hát và nói bài hát viết về Tây Nguyên.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc
· Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Mùa xuân ơi.
· Biết thể hiện sắc thái và hát bằng các hình thức hát lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng, hát bè.
· Cảm nhận được nét giai điệu phóng khoáng, khỏe khoắn, trong sáng, tươi vui mang đậm tinh thần của đồng bào Tây Nguyên qua bài hát Sông Đakrông mùa xuân về.
3. Phẩm chất
Qua giai điệu và lời ca của bài hát Mùa xuân ơi, Sông Đakrông mùa xuân về, HS:
- Cảm nhận được không khí nhộn nhịp, hình dung được khung cảnh cây cối đâm trồi nảy lộc, hoa đua khoe sắc trên mọi miền của đất nước mỗi khi xuân về.
- Biết trân trọng hơn khoảnh khắc ấm áp khi nhà nhà quây quần bên nhau trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 7.
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy
2. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
- Tìm hiểu về tác giả và nội dung bài hát Mùa xuân ơi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HỌC BÁT BÀI MÙA XUÂN ƠI
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán bài hát.
c. Sản phẩm: HS đoán bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đàn cho HS nghe một số bài hát và đoán bài hát đó nhắc đến mùa nào trong năm:
+ Mùa hoa phượng nở
+ Mùa thu ngày khai trường
+ Ngày tết quê em
+ Áo mùa đông
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và đoán bài hát đó nhắc đến mùa nào trong năm.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Mùa hoa phượng nở - mùa hè.
+ Mùa thu ngày khai trường – mùa thu
+ Ngày tết quê em – mùa xuân.
+ Áo mùa đông – mùa đông.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: Khi đất trời bước vào Xuân, lòng người cũng rộn ràng, tươi vui trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Chính vì vậy mà những bài về mùa Xuân thường mang màu sắc tươi vui, nhộn nhịp. Ngày hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu một bài hát mang đầy sắc xuân ấy chính là bài Mùa xuân ơi của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Học bài hát Mùa xuân ơi
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe bài hát Mùa xuân ơi.
- Nắm được một số thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.
- Nêu được nội dung và thống nhất được cách chia đoạn cho bài hát.
- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn.
- Hát từng câu và hát được cả bài hát Mùa xuân ơi.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và thực hành theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Mùa xuân ơi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Mùa xuân ơi. https://www.youtube.com/watch?v=w5n7_hwOycA - GV hát mẫu 1 lần cho HS nghe lại bài hát. - GV cho HS lắng nghe bài hát Mùa xuân ơi một lần nữa, kết hợp quan sát bản nhạc. - GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn. - GV hướng dẫn HS hát từng câu kết hợp vỗ tay vào trọng âm (phách 1, phách 3 của nhịp 4/4) và hát kết nối các câu hát, áp dụng kí hiệu dấu nhắc lại, khung thay đổi. - GV hướng dẫn HS ghép đoạn và hoàn thiện cả bài. - GV sửa sai cho HS (nếu có). - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV hát mẫu bài hát Mùa xuân ơi kết hợp vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. - HS nêu cảm nhận về tính chất và nội dung của bài hát. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS hát đúng cao độ, trường độ bài hát Mùa xuân ơi. - GV mời cả lớp hát đúng cao độ, trường độ bài hát Mùa xuân ơi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | 1. Học bài hát Mùa xuân ơi a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc - HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. b. Giới thiệu tác giả - Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951. Ông học khoa sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Những ca khúc của ông có màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ. Ngoài ra, ông còn là một nha sĩ được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”. - Ông có nhiều ca khúc được khán giả yêu thích như: đi cuộc sống mến thương, Ngọn lửa trái tim, Mùa xuân ơi, Những ước mơ, Như khúc tình ca, Ngày đầu tiên đi học, Xúc xắc xúc xẻ… c. Tìm hiểu bài hát - Nội dung bài hát Mùa xuân ơi. Bài hát thể hiện niềm vui đón Tết cổ truyền của Việt Nam. Nhà nhà sum vầy, hạnh phúc đón mùa xuân về và cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. - Bài hát chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1: Xuân xuân ơi ... mừng xuân sang. + Đoạn 2: Nghe âm vang ... Xuân đã về. d. Khởi động giọng - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. e. Dạy hát HS tập hát theo hướng dẫn của GV: - Những tiếng hát có dấu luyến, ngân dài như: đã, về, đến, xuân, sang, mời, ước, chào, vui... |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HSôn luyện, củng cố, hát theo hình thức lĩnh xướng, hòa giọng, hát bè.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn luyện hát theo hình thức lĩnh xướng, hòa giọng, hát bè.
c. Sản phẩm: HS hát theo hình thức lĩnh xướng, hòa giọng, hát bè.
d. Tổ chức thực hiện: HS hát bài Mùa xuân ơi thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài hát và có sáng tạo.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức luyện tập cho HS hát theo các hình thức:
+ Hát lĩnh xướng: Lĩnh xướng 1 và Lĩnh xướng 2.
+ Hát hòa giọng: cả lớp thực hiện.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác