Soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức Chủ đề 1: ngày khai trường - Tiết 2
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 7 Chủ đề 1: ngày khai trường - Tiết 2 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 2
- Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà
- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Hiểu và nhận biết về nhịp lấy đà
- Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 1
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Năng lực âm nhạc:
· Biết đọc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp 4/4
· Cảm nhận và thể hiện được tính chất 4/4 khi đọc Bài đọc nhạc số 1, phân biệt được nhịp lấy đà qua các bài hát đã học và các ví dụ minh họa
3. Phẩm chất: HS chăm chỉ chuẩn bị bài, phát huy tinh thần làm việc nhóm, tinh thần tự giác và chủ động trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Âm nhạc 7
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe –nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ cho tiết dạy
2. Đối với học sinh
- SGK Âm nhạc 7.
- Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
- Tìm hiểu trước về nhịp lấy đà và Bài đọc nhạc số 1, trả lời các câu hỏi GV giao từ tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS kết hợp vận động theo bài hát "Đời sống không già vì có chúng em" HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe, vận động theo giai điệu và lời ca bài hát "Đời sống không già vì có chúng em" cảm nhận sau khi nghe bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách bài "Đời sống không già vì có chúng em" để tạo không khí cho lớp học
https://www.youtube.com/watch?v=s12xqs7lswQ&ab
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nội dung của bài hát là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, vận động theo giai điệu, lời ca bài hát Đời sống không già vì có chúng em.
- HS dựa vào lời ca bài hát để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Bài hát với giai điệu vui tươi, tràn đầy sức sống ca ngợi cuộc sống tươi đẹp khi có tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Thông thường, các ô nhịp trong một bản nhạc đều phải có đủ số phách theo qui định của số chỉ nhịp. Tuy nhiên, riêng ô nhịp mở đầu có thể đủ hoặc thiếu phách. Nếu ô nhịp mở đầu thiếu, nó sẽ được gọi là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay Tiết 2: Nhịp lấy đà và Bài đọc nhạc số 1
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhịp lấy đà
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Biết thế nào là nhịp lấy đà
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát dòng nhạc, quan sát sự khác nhau về tiết tấu; so sánh số phách ô nhịp đầu tiên của dòng nhạc 2 với các ô nhịp khác; HS tìm hiểu khái niệm nhịp lấy đà.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm "Nhịp lấy đà"
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đọc nhạc ví dụ trọng SGK và yêu cầu học sinh cùng phân tích: + Quan sát 2 dòng nhạc, lắng nghe và phân biệt sự khác nhau về tiết tấu + So sánh số phách ô nhịp đầu tiên của dòng nhạc 2 với các ô nhịp khác - GV yêu cầu HS trả lời sau khi phân tích các nội dung trên: Thế nào là nhịp lấy đà? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, trả lời câu hỏi. à - HS quan sát dòng nhạc, quan sát sự khác nhau về tiết tấu; so sánh số phách ô nhịp đầu tiên của dòng nhạc 2 với các ô nhịp khác - HS tìm hiểu khái niệm nhịp lấy đà. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi thế nào là Nhịp lấy đà - Cả lớp lắng nghe câu trả lời, sau đó góp ý, bổ sung Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét nội dung trả lời của HS và chốt kiến thức cần ghi nhớ. | 1. Nhịp lấy đà
+ Ở dòng nhạc 2: Số phách của ô nhịp đầu tiên ít hơn số phách so với ô nhịp khác. - Nhịp lấy đà: Là ô nhịp đầu tiên tron bài hát hoặc bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. Những tác phẩm được mở đầu bằng nhịp lấy đà thường kết thúc bằng một ô nhịp không đầy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà
|
Hoạt động 2: Nhận biết và thể hiện nhịp lấy đà
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:
- Nhận biết và thể hiện được nhịp lấy đà thông qua các bài hát Con đường học trò
- Sưu tầm được một số bài hát, bản nhạc có sử dụng nhịp lấy đà
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát 1-2 bản nhạc và nhận xét về ô nhịp đầu tiên, ô nhịp kết thúc của bài hát; HS sưu tầm một số bài hát, bản nhạc có sử dụng nhịp lấy đà
c. Sản phẩm học tập: So sánh ô nhịp đầu tiên, ô nhịp kết thúc của bài hát
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh quan sát ví dụ bài hát Con đường học trò SGK tr.8: https://www.youtube.com/watch?v=tNck4fMRmEQ - GV yêu cầu HS nhận xét ô nhịp đầu tiên của bài hát - GV trình chiếu bản nhạc bài hát "Mưa rơi" SGK âm nhạc 6 sau đó yêu cầu HS nhận xét sự giống nhau, khác nhau ở các ô nhịp đầu tiên và ô nhịp kết thúc của hai bài hát. https://www.youtube.com/watch?v=XJuSC_t5Hm0 - GV bắt nhịp cho HS hát câu hát ví dụ bài Con đường học trò thể hiện nhịp lấy đà => Nhắc học sinh hát tiếng "con" cần hát nhẹ để thể hiện đúng tính chất của nhịp lấy đà - Giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm một số bài hát, bản nhạc có sử dụng nhịp lấy đà để cùng chia sẻ và thể hiện vào tiết Vận dụng – Sáng tạo Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - HS sưu tầm một số bài hát, bản nhạc có sử dụng nhịp lấy đà Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi - Cả lớp lắng nghe câu trả lời, sau đó góp ý, bổ sung Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét nội dung trả lời của HS và chốt kiến thức cần ghi nhớ. | 2. Nhận biết và thể hiện nhịp lấy đà
- Ô nhịp đầu tiên của bài hát là ô nhịp lấy đà vì không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác