Soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối tri thức Chủ đề 3: thầy cô và mái trường - Tiết 10

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án âm nhạc 7 Chủ đề 3: thầy cô và mái trường - Tiết 10 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG

 

Sau chủ đề này, HS sẽ:

-       Hát: hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát Nhớ ơn thầy cô. Biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.

-       Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết và thể hiện được một số kí hiệu âm nhạc(dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi); chép hoàn chỉnh bài đọc nhạc số 2

-       Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp đánh nhịp và ghép lời ca.

-       Thường thức âm nhạc: Nếu được đặc điểm một số thể loại ca khúc

 

TIẾT 10: HỌC BÀI HÁT: NHỚ ƠN THẦY CÔ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau tiết học này, HS sẽ:

-       Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Nhớ ơn thầy cô

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●       Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

-       Năng lực âm nhạc:

●       Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức lĩnh xướng, hòa giọng, hát kết hợp vỗ tay, hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu

●       Cảm nhận và thể hiện được đúng tính chất bài hát Nhớ ơn thầy cô

3. Phẩm chất

Qua giai điệu, lời ca của bài hát Nhớ ơn thầy cô, HS:

-       Thêm yêu mái trường

-       Biết trân trọng những kỉ niệm của tuổi học trò với bạn bè và thầy, cô giáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV Âm nhạc 7.

-       Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7. 

-       Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

-       Tìm hiểu về tác giả và nội dung bài hát Nhớ ơn thầy cô

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS kết hợp vận động theo bài hát về chủ đề Thầy cô và mái trường; HS trình bày cảm nhận sau khi nghe bài hát.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe, vận động theo giai điệu và lời ca bài hát Thầy cô là tất cả; cảm nhận sau khi nghe bài hát.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe, vận động theo giai điệu và lời ca bài hát Thầy cô là tất cả https://www.youtube.com/watch?v=Ev8WCJ01Mxs

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Thầy cô là tất cả

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, vận động theo giai điệu, lời ca bài hát Thầy cô là tất cả và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Cảm nhận sau khi nghe bài hát Thầy cô là tất cả: Sự biết ơn thầy cô trong những năm tháng học trò và tình yêu thương của các bạn học sinh với thầy cô. Thầy cô giúp chúng ta sau này trở nên thành công, cho chúng ta những kiến thức bổ ích trong cuộc sống

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta ai cũng có hình ảnh về mái trường của thời thơ ấu, nơi có thầy cô giáo, bạn bè thân thiết và gần gũi với chúng ta. Vài một bài hát có nội dung về mái trường sẽ nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, trân trọng thầy cô nhiều hơn. Đó là bài hát gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay – Tiết 1: Học bài hát Nhớ ơn thầy cô

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Học bài hát Nhớ ơn thầy cô

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

-       Lắng nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô

-       Nắm được một số thông tin về nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện

-       Nêu được nội dung và thống nhất được cách chia đoạn cho bài hát.

-       Khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

-       Hát từng câu và hát được cả bài hát Nhớ ơn thầy cô

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và thực hành theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Nhớ ơn thầy cô

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô.

https://www.youtube.com/watch?v=61GorQAiD9A

 - GV hát mẫu 1 lần cho HS nghe lại bài hát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu một vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Thiện mà em biết và sưu tầm được.

 

 

 

 

 

- GV cho HS lắng nghe bài hát Khai trường một lần nữa, kết hợp quan sát bản nhạc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu nội dung bài hát Nhớ ơn thầy cô

+ Bài hát được chia làm mấy đoạn?

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

- GV đàn và hát mẫu câu một 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.

- GV tiếp tục đàn và hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu; ghép đoạn 1; ghép đoạn 2 và hoàn thiện cả bài.

- GV sửa sai cho HS (nếu có).

- GV hướng dẫn HS kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và thực hành theo học hát bài hát Khai trường hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

- GV mời cả lớp hát đúng cao độ, trường độ bài hát Khai trường.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Học bài hát Khai trường

a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

b. Giới thiệu tác giả

- Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951. Ông học khoa sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Những ca khúc của ông có màu sắc trữ tình, trẻ trung, thường viết về đề tài tình yêu và tuổi trẻ. Ngoài ra, ông còn là một nha sĩ được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”.

- Ông có nhiều ca khúc được khán giả yêu thích như: đi cuộc sống mến thương, Ngọn lửa trái tim, Mùa xuân ơi, Những ước mơ, Như khúc tình ca, Ngày đầu tiên đi học, Xúc xắc xúc xẻ,

c. Tìm hiểu bài hát

 - Nội dung bài hát Nhớ ơn thầy cô. Bài hát thể hiện cảm xúc của các bạn HS nhân dịp về thăm lại mái trưởng - nơi gắn bó nhiều kỉ niệm của tuổi học trò, qua đó thể hiện tình cảm của mình đối với mái trưởng và các thầy, cô giáo,

- Bài hát chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Về lại trường xưa với bao kỉ niệm ... bay khắp phương trời.

+ Đoạn 2: Bây giờ, con về vang tiếng cổ thấy: 1. Khởi động giọng

d. Khởi động giọng

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

e. Dạy hát

HS tập hát theo hướng dẫn của GV:

- Những tiếng  hát có dấu nối cần ngân đủ số phác: niệm, rời, phượng, mãi, trời,...

- Những tiếng hát có tiết tấu đảo phách: bây giờ, con về, con tim, cô thầy.

- Những tiếng hát có nhảy quãn: kỉ niệm, cánh phượng, vọng mãi

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Âm nhạc 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác