Phân phối chương trình dạy và học Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Tải phân phối chương trình học Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo (Bản 1) mới. Năm học tới này, thầy cô và các em sẽ sử dụng bộ sách giáo khoa mới môn Mĩ thuật được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Dưới đây là Mẫu bảng phân phối chương trình môn Mĩ thuật lớp 9 sách Chân trời sáng tạo chi tiết nội dung từng bài học cho 35 tuần trong 2 kì. Hi vọng mẫu phân phối chương trình này sẽ giúp các thầy cô giáo thuận tiện cho việc soạn và giảng dạy lớp 9 theo chương trình mới.

PHÒNG GD & ĐT……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

…………………..ngày……….tháng……….năm 2024

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH  - MÔN MĨ THUẬT 9 BẢN 1

BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Số tiết: 35 tiết

  • 7 bài Mĩ thuật tạo hình: 2 tiết x 7 bài = 14 tiết

  • 7 bài Mĩ thuật ứng dụng: 2 tiết x 7 bài = 14 tiết

  • 2 bài Hướng nghiệp: 2 tiết x 2 bài = 4 tiết

  • 2 hoạt động Tổng kết (cuối học kì I và cuối học kì II): 3 tiết

Tuần

(1)

Tên bài

(2)

Nội dung

(3)

Yêu cầu cần đạt về chuyên môn 

(Chỉ số hành vi của từng thành tố năng lực mĩ thuật)

(4)

Yêu cầu cần đạt của bài học về năng lực, phẩm chất

(5)

Tư liệu/

Ngữ liệu/

Hình ảnh

(6)

CHỦ ĐỀ: TƯ LIỆU THỰC TẾ VÀ SÁNG TÁC

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nêu được cách vẽ kí họa và sử dụng tư liệu kí họa để sáng tác.

- Tạo được kho tư liệu kí họa hình dáng người và tranh theo đề tài.

- Chỉ ra được nét đẹp biểu cảm của nhân vật trong tác phẩm mĩ thuật.

- Có trách nhiệm trong học tập nhóm và sử dụng tư liệu chung ở trường, lớp.

1 – 2

(2 tiết)

Bài 1:

Vẽ kí họa dáng người

- Thực hành: Vẽ kí họa nhóm người đang hoạt động.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội.

Nhận biết được: 

sự hài hòa về tỉ lệ của các yếu tố tạo hình.

- Nêu được vai trò của hình dáng và tỉ lệ người trong vẽ kí họa.

- Vẽ được nhóm dáng người đang hoạt động có tỉ lệ phù hợp với hình mẫu.

- Vận dụng được các kí họa dáng người đang hoạt động làm tư liệu cho bài học khác.

- Có ý thức rèn luyện vẽ dáng người để nâng cao kĩ năng trong học tập.

Tranh kí họa của họa sĩ.

3 – 4

(2 tiết)

Bài 2:

Sử dụng tư liệu kí họa trong bố cục tranh

- Thực hành: Vẽ tranh theo chủ đề.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội.

Nhận biết được: 

cách vận dụng hình ảnh từ thực tiễn đời sống vào thực hành sáng tạo.

- Nêu được cách sử dụng tư liệu kí họa dáng người để tạo bố cục tranh.

- Tạo được bố cục tranh từ các hình kí họa đã chuẩn bị.

- Chỉ ra được nét đẹp về nhịp điệu của các dáng người trong tranh và bài vẽ.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng tư liệu kí họa chung.

Tranh vẽ dáng hoạt động của con người.

CHỦ ĐỀ: KĨ THUẬT VÀ CHẤT LIỆU

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nêu được một số hình thức tạo hình nghệ thuật 2D, 3D có tính khác biệt bền vững.

- Tạo được tranh có tính siêu thực, tác phẩm điêu khắc 3D có tính cân bằng động và thời trang từ trang phục đã qua sử dụng.

- Chỉ ra được nét đẹp thẩm mĩ và văn hóa của sản phẩm mĩ thuật và thời trang trong cuộc sống.

- Chia sẻ được ý nghĩa và giá trị của đồ vật đã qua sử dụng trong cuộc sống.

5 – 6

(2 tiết)

Bài 3:

Vẽ tranh siêu thực

- Thực hành: Vẽ tranh theo đề tài.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội.

Nhận biết được: 

phong cách bút pháp, trường phái.

- Nêu được nét đặc trưng về hình, không gian của nghệ thuật siêu thực.

- Vẽ được một bức tranh theo phong cách siêu thực lấy cảm hứng từ một tác phẩm siêu thực.

- Chỉ ra được cảm xúc thẩm mĩ của hình, không gian trong tranh siêu thực.

- Tôn trọng sự khác biệt về ý tưởng và thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

 

Tranh siêu thực của học sĩ.

7 – 8  

(2 tiết)

Bài 4:

Tạo tác phẩm theo thể loại điêu khắc cân bằng động

- Thực hành: Tạo tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Điêu khắc.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội.

Nhận biết được:

phong cách bút pháp, trường phái.

-  Nêu được cách tạo tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.

- Tạo được tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động từ vật liệu đã qua sử dụng.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng trong bài học để tạo các sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được ý nghĩa của việc sử dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và trong cuộc sống.

Tác phẩm theo thể loại điêu khắc cân bằng động.

 

 

- Thực hành: Thiết kế trang phục và phụ kiện.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Thiết kế thời trang.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội.

Nhận biết được:

xu hướng thẩm mĩ của thời đại và ý tưởng thiết kế.

- Nêu được cách tận dụng trang phục đã qua sử dụng tạo sản phẩm thời trang mới.

- Tạo được sản phẩm thời trang đơn giản từ trang phục đã qua sử dụng.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để thiết kế được trang phục.

- Chia sẻ được ý nghĩa của việc tận dụng trang phục đã qua sử dụng vì sự phát triển bền vững.

Hình ảnh sản phẩm thời trang từ trang phục đã qua sử dụng.

CHỦ ĐỀ: THƯƠNG HIỆU VÀ SẢN PHẨM

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nêu được cách thiết kế sản phẩm mĩ thuật ứng dụng 2D, 3D của một thương hiệu.

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D và 3D có hình, màu liên quan đến nhau.

- Chỉ ra được hình, màu, logo thể hiện thương hiệu trong cuộc sống.

- Chia sẻ được trách nhiệm của bản thân trong việc tôn trọng giá trị của mỗi sản phẩm và thương hiệu.

11 – 12

(2 tiết)

Bài 6:

Thiết kế đồ lưu niệm

- Thực hành: Thiết kế mẫu đồ lưu niệm.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và sản phẩm thực tế.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Thiết kế công nghiệp.

- Chủ đề: Văn hóa – Xã hội.

Nhận biết được: 

tác động của đời sống văn hóa, xã hội đến mĩ thuật.

 

- Nêu được cách thiết kế và tạo mẫu đồ lưu niệm dạng hình khối 3D.

- Tạo được mô hình đồ lưu niệm mang nét đặc trưng riêng của địa phương.

- Vận dụng được kĩ thuật tạo hình 3D làm đồ chơi, đồ lưu niệm tặng người thân.

- Biết trân trọng vẻ đẹp đặc trưng của lịch sử địa phương và chia sẻ thông điệp văn hóa.

Đồ lưu niệm.

 

 

- Thực hành: Thiết kế bao bì đồ lưu niệm.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và sản phẩm thực tế.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Thiết kế công nghiệp.

- Chủ đề: Văn hóa – Xã hội.

Nhận biết được: 

thông điệp hình ảnh để giới thiệu, truyền thông.

- Nêu được cách thiết kế và trang trí bao bì cho một thương hiệu.

- Tạo được bao bì có hình, màu, logo liên quan đến sản phẩm đồ lưu niệm được tạo ra từ bài trước.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng của bài học để thiết kế bao bì trong cuộc sống.

- Có ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm trong cuộc sống.

Hình ảnh bao bì sản phẩm.

15 – 16

(2 tiết)

Bài 8:

Thiết kế tờ gấp

- Thực hành: Thiết kế tờ gấp giới thiệu, quảng cáo sản phẩm.

- Thảo luận: Sản phẩm mĩ thuật và sản phẩm thực tế.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Thiết kế đồ họa.

- Chủ đề: Văn hóa – Xã hội.

Nhận biết được:

xu hướng thẩm mĩ của thời đại và ý tưởng thiết kế.

- Nêu được vai trò của hình ảnh, màu sắc và chữ trong thiết kế tờ gấp giới thiệu – quảng cáo.

- Tạo được tờ gấp giới thiệu – quảng cáo cho sản phẩm của bài học trước.

- Vận dụng được kiến thức của bài học để nhận diện các thương hiệu trong cuộc sống.

- Chia sẻ được trách nhiệm cá nhân trong việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và nét đẹp văn hóa của quê hương.

Hình ảnh tờ gấp.

TỔNG KẾT HỌC KÌ I

17

(1 tiết)

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật

- Thực hành: Trưng bày sản phẩm.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng.

- Chủ đề: Văn hóa – Xã hội.

Nhận biết được: 

nét đẹp văn hóa, xã hội trong các tác phẩm mĩ thuật.

- Nêu được tên và hình thức mĩ thuật đặc trưng của các bài học ở học kì I.

- Lựa chọn và trưng bày được sản phẩm mĩ thuật có chất lượng từ các bài đã học.

- Vận dụng được cách đánh giá bài học để phân tích nét đẹp văn hóa, xã hội trong các tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được sự tôn trọng khi thảo luận và đánh giá kết quả học tập.

Sản phẩm mĩ thuật.

CHỦ ĐỀ: TẠO HÌNH NHÂN VẬT VÀ SÂN KHẤU BIỂU DIỄN RỐI DÂY

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nêu được cách tạo hình nhân vật rối dây và thiết kế không gian biểu diễn rối.

- Tạo được con rối và mô hình sân khấu biểu diễn rối bằng vật liệu đã qua sử dụng.

- Chỉ ra được giá trị thẩm mĩ và văn hóa của nghệ thuật rối Việt Nam.

- Chia sẻ được vai trò, trách nhiệm của cá nhân với việc tận dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và vui chơi.

18 – 19

(2 tiết)

Bài 9: 

Tạo hình nhân vật rối dây

- Thực hành: Tạo hình rối dây.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và sản phẩm của nghệ nhân.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Tạo hình 3D.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội.

Nhận biết được: 

cách xác định bố cục khuôn hình (cắt cảnh) trong thực hành sáng tạo.

- Nhận biết được hình thức nghệ thuật và cách tạo hình rối dây đơn giản.

- Tạo được hình rối dây bằng vật liệu đã qua sử dụng.

- Vận dụng được kĩ thuật tạo hình rối làm đồ chơi, đồ dùng học tập.

- Có ý thức bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu rối.

Rối dây.

20 – 21

(2 tiết)

Bài 10:

Thiết kế sân khấu biểu diễn rối dây

- Thực hành: Sử dụng vật liệu đã qua sử dụng tạo mô hình sân khấu rối.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và mô hình sân khấu thực tế.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Tạo hình 3D.

- Chủ đề: Văn hóa – xã hội.

Nhận biết được: 

tác động của đời sống văn hóa, xã hội đến mĩ thuật.

- Nêu được nét đặc trưng và cách tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối dây.

- Tạo được mô hình sân khấu biểu diễn rối dây từ vật liệu đã qua sử dụng.

- Vận dụng được kiến thức của bài học để trang trí sân khấu trong các hoạt động ở trường, lớp.

- Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật múa rối của Việt Nam và tự hào về nghệ thuật múa rối nước truyền thống.

Hình ảnh sân khấu biểu diễn rối dây.

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nêu được một số nét đặc trưng và hình thức thể hiện của nghệ thuật Đương đại thế giới.

- Tạo được bức tranh theo phong cách Pop art và một đoạn phim thể nghiệm nghệ thuật.

- Chỉ ra được cảm nhận về ý tưởng sáng tạo và hình thức thể hiện của một số tác phẩm đương đại thế giới.

- Có ý thức tìm hiểu và tôn trọng sự khác biệt của các hình thức mĩ thuật Đương đại thế giới.

22 – 23

(2 tiết)

Bài 11:

Vẽ tranh theo phong cách nghệ thuật Pop art

- Thực hành: Vẽ tranh theo phong cách nghệ thuật Pop art.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm của họa sĩ.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Tạo hình 2D.

- Chủ đề: Nghệ thuật Đương đại thế giới.

Nhận biết được: 

phong cách, bút pháp, trường phái.

- Nêu được nét đặc trưng về màu sắc và hình thức thể hiện tranh của nghệ thuật Pop art.

- Vẽ được bức tranh theo phong cách nghệ thuật Pop art.

- Vận dụng được cách phối màu của nghệ thuật Pop art trong thiết kế, trang trí sản phẩm.

- Có ý thức chọn lọc tinh hoa mĩ thuật thế giới trong học tập và cuộc sống.

Tranh theo phong cách Pop art.

24 – 25

(2 tiết)

Bài 12: 

Phim thể nghiệm nghệ thuật Pop art 

- Thực hành: Tạo phim thể nghiệm nghệ thuật (Video art).

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Mĩ thuật đa phương tiện.

- Chủ đề: Mĩ thuật Đương đại thế giới.

Nhận biết được: 

phong cách, bút pháp, trường phái.

- Nêu được quy trình làm video art ở mức độ đơn giản.

- Quay được tư liệu để tạo nguồn cho bộ phim ngắn theo chủ đề đã xác định.

- Biên tập được nội dung và hình ảnh trên phần mềm tương ứng.

- Có ý thức sử dụng video art để tuyên truyền về một số chủ đề như: nhà trường, quê hương,...

Video art.

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nêu được một số nét đặc trưng và hình thức thể hiện của nghệ thuật Đương đại Việt Nam.

- Tạo được tác phẩm 2D bằng hình thức in và thể nghiệm một sắp đặt với các vật liệu tìm được.

- Chỉ ra được ý nghĩa và sự đa dạng của các loại hình nghệ thuật Đương đại trong cuộc sống.

- Có ý thức tìm hiểu và chia sẻ ý tưởng của một số tác phẩm nghệ thuật Đương đại Việt Nam với mọi người.

26 – 27

(2 tiết)

Bài 13:

Tranh in đương đại

- Thực hành: Tạo tranh in độc bản.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm của họa sĩ.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Đồ họa tranh in.

- Chủ đề: Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Nhận biết được: 

xu hướng thẩm mĩ của thời đại và ý tưởng thiết kế.

- Nêu được cách tạo bức tranh với bản in từ các hình cắt giấy.

- Tạo được bức tranh từ khuôn in bằng giấy bìa.

- Chỉ ra được sự đa dạng về hình thức và chất liệu tạo hình trong tranh đương đại Việt Nam.

- Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp thẩm mĩ trong tranh in đương đại Việt Nam.

Tranh in của họa sĩ.

28 – 29

(2 tiết)

Bài 14:

Nghệ thuật sắp đặt

- Thực hành: Tạo tác phẩm sắp đặt.

- Thảo luận: Tác phẩm mĩ thuật và sản phẩm của HS,

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Mĩ thuật đa phương tiện.

- Chủ đề: Nghệ thuật đương đại Việt Nam.

Nhận biết được: 

xu hướng thẩm mĩ của thời đại và ý tưởng thiết kế.

- Nêu được khái quát về đặc điểm nghệ thuật và cách tạo một sản phẩm sắp đặt.

- Tạo được sản phẩm sắp đặt theo nhóm, thể hiện được tính sáng tạo.

- Vận dụng được kiến thức trong bài học để nhận biết được sự phong phú trong cách thức thể hiện các tác phẩm của nghệ thuật sắp đặt.

- Chia sẻ được giá trị của nghệ thuật sắp đặt trong cuộc sống.

Hình ảnh tác phẩm sắp đặt.

CHỦ ĐỀ: HƯỚNG NGHIỆP

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Liệt kê và nêu được nét đặc trưng, nhu cầu của xã hội đối với một số ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng trong cuộc sống.

- Tạo và giới thiệu được nét đặc trưng, nhu cầu của ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng bằng những ứng dụng của khoa học công nghệ.

- Chỉ ra được những ngành nghề phù hợp với sở thích của bản thân và có xu hướng phát triển trong tương lai.

- Chia sẻ được ý thức, trách nhiệm cá nhân với ngành nghề truyền thống liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng trong tương lai.

30 – 31

(2 tiết)

Bài 15:

Khái quát về ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng

- Thực hành: Tạo PowerPoint/bài luận hoặc sơ đồ tư duy.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng.

- Chủ đề: Hướng nghiệp – Mĩ thuật ứng dụng và ngành nghề.

Nhận biết được: 

các ngành nghề Mĩ thuật ứng dụng.

- Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng trong cuộc sống.

- Tạo được sản phẩm giới thiệu về một số ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

- Vận dụng dược kiến thức trong bài học để định hướng ngành nghề phù hợp với bản thân.

- Chia sẻ được vai trò và giá trị của các ngành nghề thuộc  Mĩ thuật ứng dụng trong đời sống.

Hình ảnh về các ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

32 – 33

(2 tiết)

Bài 16:

Đặc trưng của một số nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng

- Thực hành: Tạo sản phẩm giới thiệu nét đặc trưng của một số nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng.

- Chủ đề: Hướng nghiệp – Mĩ thuật ứng dụng và ngành nghề.

Nhận biết được: 

các ngành nghề Mĩ thuật ứng dụng.

- Phân tích được nét đặc trưng của một số nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

- Tạo được sản phẩm giới thiệu nét đặc trưng của một số nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

- Vận dụng được những kiến thức của bài học để định hướng về nghề nghiệp của bản thân.

- Chia sẻ được về một số ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Hình ảnh về các ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật ứng dụng.

TỔNG KẾT HỌC KÌ II

34 – 35

(2 tiết)

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật

- Thực hành: Trưng bày sản phẩm mĩ thuật.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng.

- Chủ đề: Tổng kết.

Nhận biết được: 

nét đẹp văn hóa, xã hội trong các tác phẩm mĩ thuật.

- Nêu được tên và hình thức mĩ thuật đặc trưng của các bài học trong học kì II.

- Lựa chọn và trưng bày được sản phẩm mĩ thuật có chất lượng từ các bài đã học.

- Vận dụng được những kiến thức được học để phân tích, đánh giá sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Thể hiện được sự trân trọng đối với các ý kiến khi thảo luận, đánh giá.

Sản phẩm mĩ thuật.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: PPCT mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, phân phối chương trình mĩ thuật 9 CTST

Bình luận

Giải bài tập những môn khác