Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 3: Vẽ tranh siêu thực

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 Bài 3: Vẽ tranh siêu thực sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ : KĨ THUẬT VÀ CHẤT LIỆU

MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nêu được một số hình thức tạo hình nghệ thuật 2D, 3D có tính khác biệt bền vững.
  • Tạo được tranh có tính siêu thực, tác phẩm điêu khắc 3D có tính cân bằng động và thời trang từ trang phục đã qua sử dụng.
  • Chỉ ra được nét đẹp thẩm mĩ và văn hóa của sản phẩm mĩ thuật thời thời trang trong cuộc sống.
  • Chia sẻ được ý nghĩa và giá trị của đồ vật đã qua sử dụng trong cuộc sống.

BÀI 3: VẼ TRANH SIÊU THỰC

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nét đặc trưng về hình, không gian của nghệ thuật siêu thực.
  • Vẽ được một bức tranh theo phong cách siêu thực lấy cảm hứng từ một tác phẩm siêu thực.
  • Chỉ ra được cảm xúc thẩm mĩ của hình, không gian trong tranh siêu thực.
  • Tôn trọng sự khác biệt về ý tưởng và thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật:

  • Nhận biết được phong cách, bút pháp, trường phái.
  1. Phẩm chất
  • Tôn trọng sự khác biệt về ý tưởng và thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Tranh siêu thực của họa sĩ thế giới và Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Sưu tầm tranh siêu thực của họa sĩ thế giới và Việt Nam.
  • Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, băng dính giấy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Chủ đề Tranh siêu thực để lật mở mảnh ghép.
  4. Sản phẩm: Các mảnh mĩ thuật được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép mĩ thuật”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến đến Chủ đề Tranh siêu thực.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Trong lịch sử nghệ thuật, trường phái siêu thực được coi là một trong những phái:

A. Độc đáo và bí ẩn.

B. Ấn tượng và táo bạo.

C. Gần gũi và màu sắc.

D. Sinh động đến từng chi tiết.

Mảnh ghép số 2: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết đâu là tranh vẽ siêu thực?

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

Mảnh ghép số 3: Trường phái hội họa siêu thực còn được biết đến với tên gọi:

A. Nghệ thuật sắp đặt.

B. Nghệ thuật tạo hình.

C. Nghệ thuật thị giác.

D. Nghệ thuật đương đại.

Mảnh ghép số 4: Tranh vẽ siêu thực không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Màu sắc rực rỡ.

B. Phi logic.

C. Vật thể được sắp xếp theo bố cục định sẵn.

D. Khuyến khích trí tưởng tượng.

Mảnh ghép số 5: Tranh siêu thực là sản phẩm nghệ thuật được sáng tạo từ:

  1. Cảm xúc về thế giới thực của họa sĩ.
  2. Trí tưởng tượng, ảo giác của họa sĩ.
  3. Những hình ảnh đã thấy từ trước trong tâm trí của họa sĩ.
  4. Cảm giác thăng hoa nhất về thế giới thực của người họa sĩ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: A

Mảnh ghép số 2: D

Mảnh ghép số 3: C

Mảnh ghép số 4: C

Mảnh ghép số 5: B

- GV trình chiếu Mảnh ghép mĩ thuật:

Bức tranh siêu thực “Flora” của họa sĩ Giuseppe Arcimboldo

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tranh siêu thực là sản phẩm nghệ thuật với những hình ảnh, họa tiết được sáng tạo bởi trí tưởng tượng, ảo giác của người nghệ sĩ mang giá trị nghệ thuật cao. Đây là dòng tranh đầy bí ẩn và độc đáo mà ở đó tái hiện nên một thế giới ảo giữa đời thực, gợi mở sự huyền bí, kích thích trí tò mò và sự khai phá. Vậy hình, không gian của nghệ thuật siêu thực có đặc trưng gì? Các bước để vẽ được một bức tranh theo phong cách siêu thực lấy cảm hứng từ một tác phẩm siêu thực như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Vẽ tranh siêu thực.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức về tranh siêu thực

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được nét đặc trưng trong cách thể hiện hình, màu, không gian của tranh vẽ theo trường phái siêu thực.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.14 và trả lời câu hỏi:

- Nêu những hình ảnh được thể hiện trong tranh.

- Nêu cách diễn tả cảnh vật và không gian trong tranh.

- Nêu cách thể hiện yếu tố thực và phi hiện thực trong tranh.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nét đặc trưng trong cách thể hiện hình, màu, không gian của tranh vẽ theo trường phái siêu thực và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.14 (tranh vẽ siêu thực).

- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh về một số tranh vẽ siêu thực khác (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác các hình ảnh và trả lời câu hỏi;.

+ Nêu những hình ảnh được thể hiện trong tranh.

+ Nêu cách diễn tả cảnh vật và không gian trong tranh.

+ Nêu cách thể hiện yếu tố thực và phi hiện thực trong tranh.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Hình ảnh gì được thể hiện trong mỗi bức tranh? (phi hiện thực).

+ Cách diễn tả cảnh vật trong mỗi bức tranh thế nào? (rối rắm, xa lạ, kì quái,…)

+ Không gian trong các bức tranh có điều gì khác biệt? (khác biệt với thực tại)

+ Hình ảnh nào trong mỗi bức tranh có tính phi hiện thực? (Hình 1 – Con chim được vẽ một cách rất chính xác, nhưng đặt vào ngữ cảnh không tồn tại trong thế giới thực; hình 2 – không gian không hợp lý giữa ánh sáng, bóng tối và các hình ảnh như cột điện, bóng chó, cổng vàng; hình 3 – hình ảnh người, động vật, phong cảnh không thật sự rõ ràng; hình 4 – hình ảnh con người, cái cây biến dạng ).

+ Em có cảm nhận như thế nào khi xem tranh siêu thực? (hình ảnh, họa tiết được sáng tạo bởi trí tưởng tượng, ảo giác của người nghệ sĩ, mang giá trị nghệ thuật cao; tái hiện thế giới ảo giữa đời thực, gợi mở sự huyền bí, kích thích trí tò mò và sự khai phá).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện  3 – 4 HS nêu nét đặc trưng trong cách thể hiện hình, màu, không gian của tranh vẽ theo trường phái siêu thực.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nét đặc trưng trong cách thể hiện hình, màu, không gian của tranh vẽ theo trường phái siêu thực.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát – nhận thức về tranh siêu thực

Tranh siêu thực thường sử dụng những hình ảnh phi hiện thực trong một không gian khác biệt với thực tại.

Tạo nên vẻ đẹp, ý tưởng thẩm mĩ cho bức tranh.

MỘT SỐ BỨC TRANH SIÊU THỰC NỔI TIẾNG

The Great War on Facades, René Magritte

Man In a Bowler Hat, René Magritte

“The Lovers II”, 1928

Sleep”, 1937

“Time Transfixed”, 1938

“Iconic views of Toledo”, 1936

Hoạt động 2. Cách vẽ tranh siêu thực lấy cảm hứng từ một tác phẩm.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cách vẽ tranh siêu thực lấy cảm hứng từ một tác phẩm của họa sĩ.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Nêu các bước vẽ tranh siêu thực lấy cảm hứng từ tác phẩm của họa sĩ.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bước vẽ tranh siêu thực lấy cảm hứng từ tác phẩm của họa sĩ và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Bài 3: Vẽ tranh siêu thực Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 CD Bài 3: Vẽ tranh siêu thực

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác