Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 6: Thiết kế đồ lưu niệm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 Bài 6: Thiết kế đồ lưu niệm sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: THƯƠNG HIỆU VÀ SẢN PHẨM

 

MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nêu được các cách thiết kế sản phẩm mĩ thuật ứng dụng 2D, 3D của một thương hiệu.

  • Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D và 3D có hình, màu liên quan đến nhau. 

  • Chỉ ra được hình, màu, logo thể hiện thương hiệu trong cuộc sống.

  • Chia sẻ được trách nhiệm của bản thân trong việc tôn trọng giá trị của mỗi sản phẩm và thương hiệu.

 

BÀI 6: THIẾT KẾ ĐỒ LƯU NIỆM

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cách thiết kế và tạo mẫu đồ lưu niệm dạng hình khối 3D.

  • Tạo được mô hình đồ lưu niệm mang nét đặc trưng riêng của địa phương. 

  • Vận dụng được kĩ thuật tạo hình 3D làm đồ chơi, đồ lưu niệm tặng người thân. 

  • Biết trân trọng vẻ đẹp đặc trưng của lịch sử địa phương và chia sẻ thông điệp văn hóa. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật:

  • Nhận biết được tác động của đời sống văn hóa, xã hội đến mĩ thuật.

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng vẻ đẹp đặc trưng của lịch sử địa phương và chia sẻ thông điệp văn hóa. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 

  • Hình ảnh đồ lưu niệm

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 

  • Đất nặn, dụng cụ nặn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về đồ lưu niệm, yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

- Theo em, đồ lưu niệm là gì?

- Kể tên một số mặt hàng đồ lưu niệm mà em thường gặp. 

c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về đồ lưu niệm.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về đồ lưu niệm:

+ Việt Nam: 

đồ mây tre đan làm quà lưu niệm việt nam cho người nước ngoài

Đồ mây tre – hình ảnh làng quê Việt Nam

tặng đồ gốm sứ Bát Tràng cho người nước ngoài

Gốm sứ Bát Tràng 

– nghệ thuật truyền thống Việt Nam

+ Nhật Bản:

15 món quà lưu niệm Nhật Bản nhất định phải mua

Quạt gấp Sensu

15 món quà lưu niệm Nhật Bản nhất định phải mua

Búp bê truyền thống

+ Ấn Độ:

Cửa hàng vải ở Himachal Pradesh - Mua gì ở Ấn Độ

Vải vóc và khăn

Trà chai Ấn Độ - Mua gì ở Ấn Độ

Trà chai

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

+ Theo em, đồ lưu niệm là gì?

+ Kể tên một số mặt hàng đồ lưu niệm mà em thường gặp. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số hiểu biết về đồ lưu niệm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Đồ lưu niệm (quà lưu niệm) là đồ vật được mua hoặc sưu tập rồi gắn nó với một kỉ niệm nào đó (ví dụ mang về nhà để ghi nhớ chuyến đi du lịch vừa diễn ra), thể hiện giá trị vật chất hoặc dùng để biểu hiện cho việc người sở hữu đã từng trải nghiệm.

Một số mặt hàng đồ lưu niệm thường gặp:

  • Trang phục: áo thun, mũ,…

  • Hiện vật sưu tầm: bưu thiếp, nam châm tủ lạnh, móc chìa khóa, đồng xu và đồng token, quả chuông, tượng nhỏ,…

  • Đồ gia dụng: thìa, ly cối, bát ăn, đĩa ăn, gạt tàn thuốc lá, vở, giấy lót li,…

  • Vật phẩm nghệ thuật dân gian, hàng thủ công mỹ nghệ, các vật phẩm phi thương mại mang nét văn hóa địa phương. 

  • Vật phẩm nguồn gốc thiên nhiên: cát biển, vỏ sò,...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quà tặng lưu niệm là những món đồ  được nhiều người yêu thích. Cầm trên tay món quà nhỏ xinh, mang nét đặc trưng của từng vùng miền, từng địa điểm mà chúng ta đặt chân đến thật sự là một điều hết sức thú vị. Trong bài học ngày hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu và thực hành cách thiết kế, tạo mẫu đồ lưu niệm dạng hình khối 3D; tạo mô hình đồ lưu niệm mang nét đặc trưng riêng của địa phương; làm đồ chơi, đồ lưu niệm tặng người thân, từ đó, trân trọng vẻ đẹp đặc trưng của lịch sử địa phương và chia sẻ thông điệp văn hóa. Chúng ta cùng nhau vào bài học – Bài 6: Thiết kế đồ lưu niệm. 

………Còn tiếp……….


 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Bài 6: Thiết kế đồ lưu niệm Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 CD Bài 6: Thiết kế đồ lưu niệm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác