Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 1: Vẽ kí hoạ dáng người

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 Bài 1: Vẽ kí hoạ dáng người sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ : TƯ LIỆU THỰC TẾ VÀ SÁNG TÁC

MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nêu được cách vẽ kí họa và sử dụng tư liệu kí họa để sáng tác.
  • Tạo được kho tư liệu kí họa hình dáng người và tranh theo chủ đề.
  • Chỉ ra được nét biểu cảm của nhân vật trong tác phẩm mĩ thuật.
  • Có trách nhiệm trong học tập nhóm và sử dụng tư liệu chung ở trường lớp.

BÀI 1: VẼ KÍ HỌA DÁNG NGƯỜI

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của hình dáng và tỉ lệ người trong vẽ kí họa.
  • Vẽ được nhóm dáng người đang hoạt động có tỉ lệ phù hợp với hình mẫu.
  • Vận dụng được các kí họa dáng người đang hoạt động làm tư liệu cho bài học khác.
  • Có ý thức rèn luyện vẽ dáng người để nâng cao kĩ năng trong học tập.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật:

  • Nhận biết được sự hài hòa về tỉ lệ của các yếu tố tạo hình.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức rèn luyện vẽ dáng người để nâng cao kĩ năng trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh về tỉ lệ chiều cao của người và hình kí họa dáng người.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Sưu tầm tranh kí họa của họa sĩ.
  • Giấy A5, băng dính giấy, bút chì, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, quan sát một số hình ảnh về cách vẽ dáng người và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về dáng người trong mỗi hình ảnh vừa quan sát.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời, nhận xét của HS về dáng người trong mỗi hình ảnh và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức nhanh cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV phổ biến luật chơi: HS quan sát các hình ảnh về cách vẽ dáng người và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về dáng người trong mỗi hình ảnh dưới đây.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

   

Hình 1

Hình 2

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 4 HS lần lượt nêu nhận xét về dáng người trong mỗi hình ảnh quan sát được.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Nhận xét về dáng người trong các hình:

+ Hình 1: Dáng người nữ mềm mại (cao, gầy, thân hình mảnh mai,…).

+ Hình 2: Dáng người nam lực lưỡng (phần đầu có tỉ lệ nhỏ hơn so với dáng người cơ bản, thân hình khỏe khoắn, có cơ bắp, vai rộng,…).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong mĩ thuật nói chung, cách vẽ kí họa dáng người là một trong những nội dung quan trọng. Chúng ta cần hiểu cách vẽ dáng người đơn giản trong những hình dáng và kích thước khác nhau, bởi chúng tác động trực tiếp đến việc tạo hình nhân vật qua xây dựng tính cách, phong cách, trang phục, làm cho nhân vật trở nên đa dạng và đặc biệt nhất. Vậy, hình dáng và tỉ lệ người trong vẽ kí họa có vai trò gì? Cách vẽ nhóm dáng người đang hoạt động có tỉ lệ phù hợp với hình mẫu như thế thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vẽ kí họa dáng người.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức về tỉ lệ chiều cao của người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được tỉ lệ chiều cao của người dựa vào số đơn vị đầu người.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, cá nhân, quan sát hình ảnh SGK tr.6 và trả lời câu hỏi:

- Nêu cách xác định tỉ lệ chiều cao của người.

- Nêu vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách xác định tỉ lệ chiều cao của người; vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá cặp đôi, quan sát hình ảnh SGK tr.6, trả lời câu hỏi: Nêu cách xác định tỉ lệ chiều cao của người.

- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận, hướng dẫn HS dựa vào số đơn vị đầu người để xác định tỉ lệ chiều cao của người ở từng lứa tuổi khác nhau.

+ Người trưởng thành có tỉ lệ chiều cao lí tưởng tương đương so với bao nhiêu đơn vị đầu người? (7,5 đơn vị đầu người).

+ HS Tiểu học có tỉ lệ chiều cao tương đương với bao nhiêu đơn vị đầu người? (5,5 đơn vị đầu người).

+ Ở lứa tuổi lớp 9, tỉ lệ chiều cao thường tương đương với bao nhiêu đơn vị đầu? (6,5 đơn vị đầu người).

+ Bạn nào trong lớp em đã đạt tỉ lệ chiều cao của người trưởng thành?

- GV cho HS liên hệ thực tế, bản thân, hướng dẫn HS xác định tỉ lệ chiều cao của bản thân dựa vào số đơn vị đầu người.

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu sự khác nhau về tỉ lệ chiều cao giữa người Việt Nam so với người châu Âu.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cách xác định tỉ lệ chiều cao của người.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự khác nhau về tỉ lệ chiều cao giữa người Việt Nam so với người châu Âu: tỉ lệ chiều cao của người Việt Nam thường thấp hơn so với tỉ lệ tiêu chuẩn của người châu Âu.

- GV mời đại diện 1 – HS nêu vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cách xác định tỉ lệ chiều cao của người; vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát – nhận thức về tỉ lệ chiều cao của người

- Cách xác định tỉ lệ chiều cao của người:

+ Dựa vào số đầu người để xác định tỉ lệ chiều cao của người.

+ Người trưởng thành thường có chiều cao lí tưởng tương đương 7,5 đơn vị đầu người.

- Vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người: khi kí họa, tỉ lệ dáng người thay đổi tùy theo tư thế hoạt động.

 

 

 

Hoạt động 2. Cách vẽ kí họa dáng người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và chỉ ra cách vẽ kí họa dáng người đang hoạt động.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Nêu các bước vẽ kí họa dáng người.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bước vẽ kí họa dáng người và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Bài 1: Vẽ kí hoạ dáng người Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 CD Bài 1: Vẽ kí hoạ dáng người

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn