Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 4: Tạo tác phẩm theo thể loại điêu khắc cân bằng động
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 Bài 4: Tạo tác phẩm theo thể loại điêu khắc cân bằng động sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: TẠO TÁC PHẨM THEO THỂ LOẠI
ĐIÊU KHẮC CÂN BẰNG ĐỘNG
(2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được cách tạo tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.
- Tạo được tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động từ vật liệu đã qua sử dụng.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng trong bài học để tạo các sản phẩm mĩ thuật.
- Chia sẻ được ý nghĩa của việc sử dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và cuộc sống.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực mĩ thuật:
- Nhận biết được phong cách, bút pháp, trường phái.
- Phẩm chất
- Chia sẻ được ý nghĩa của việc sử dụng vật liệu đã qua sử dụng trong học tập và cuộc sống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
- Hình ảnh tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
- Sưu tầm hình ảnh tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.
- Giấy bìa, bút chì, tẩy, màu vẽ, dây thép, vật liệu đã qua sử dụng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát một số tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về những tác phẩm điêu khắc vừa quan sát?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, nhận xét về những tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động và chuẩn kiến thức của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS quan sát một số tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động:
Tác phẩm đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Thượng Hải (Trung Quốc) (Nhà điêu khắc: Lorenzo Quinn) |
Tác phẩm điêu khắc Abedo (Nhà điêu khắc: Peru Emil Alzamora)
|
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về những tác phẩm điêu khắc vừa quan sát?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS nhận xét gì về những tác phẩm điêu khắc đã quan sát.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những bức điêu khắc gây ấn tượng nhờ kích thước, vẻ đẹp, sự độc đáo, tạp cảm giác “chông chênh”, tưởng như có thể đổ xuống bất cứ lúc nào.
→ Dưới bàn tay khéo léo cùng óc sáng tạo, những nhà điêu khắc tài ba đã tạo nên nhiều tác phẩm điêu khắc chống lại sự cân bằng của trọng lực.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những tác phẩm điêu khắc các em vừa quan sát thuộc điêu khắc theo thể loại cân bằng động. Đây là một loại nghệ thuật điêu khắc mà nhà điêu khắc chăm chút vào việc tạo ra những tác phẩm động, có khả năng thay đổi hình dạng, động tác hay vận động. Bằng cách tạo ra các bộ phận có thể chuyển động, người điêu khắc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sống động và đầy ấn tượng. Vậy làm thế nào để tạo ra được tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động? Cách tạo được tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động từ vật liệu đã qua sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Tạo tác phẩm theo thể loại điêu khắc cân bằng động.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức về hình thức tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được hình khối, kết cấu, không gian, màu sắc, chất liệu và tính cân bằng động của tác phẩm điêu khắc.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 – 2 SGK tr.18 và cho biết:
- Hình thức biểu đạt của tác phẩm.
- Hình khối, kết cấu và không gian trong tác phẩm.
- Màu sắc, chất liệu thể hiện của tác phẩm.
- Tính cân bằng động thể hiện trong tác phẩm.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hình khối, kết cấu, không gian, màu sắc, chất liệu và tính cân bằng động của tác phẩm điêu khắc và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1 – 2 SGK tr.18. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết: + Hình thức biểu đạt của tác phẩm. + Hình khối, kết cấu và không gian trong tác phẩm. + Màu sắc, chất liệu thể hiện của tác phẩm. + Tính cân bằng động thể hiện trong tác phẩm. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Hình thức biểu đạt của tác phẩm điêu khắc trong hình là gì? (hình khối). + Hình khối, kết cấu và không gian của tác phẩm như thế nào? (sử dụng các tấm kim loại mỏng - thép không gỉ, để tạo ra những hình khối linh hoạt; tạo không gian đa chiều). + Những màu sắc, chất liệu nào được sử dụng để thể hiện tác phẩm? (vật liệu thông thường - sắt, dây và nhôm). + Tính cân bằng động thể hiện trong tác phẩm như thế nào? (sự kết hợp giữa hình khối của bộ phận và tính chất cân bằng vật lí tạo sự chuyển động khi có tác động của gió). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chỉ ra hình khối, kết cấu, không gian, màu sắc, chất liệu và tính cân bằng động của tác phẩm điêu khắc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hình khối, kết cấu, không gian, màu sắc, chất liệu và tính cân bằng động của tác phẩm điêu khắc. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Quan sát – nhận thức về hình thức tác phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động Điêu khắc theo thể loại cân bằng động là nét đặt trưng trong các tác phẩm của A-lếc-xan-đơn Cao-đơ): là sự kết hợp giữa hình khối của các bộ phận, tính cân bằng vật lí. → Tạo sự chuyển động khi có tác động của gió. |
Hoạt động 2. Cách tạo sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết cách tạo sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Nêu các bước tạo sản phẩm mô phỏng điêu khắc theo thể loại cân bằng động từ vật liệu đã qua sử dụng.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bước tạo sản phẩm mô phỏng điêu khắc theo thể loại cân bằng động từ vật liệu đã qua sử dụng và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.19. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Nêu các bước tạo sản phẩm mô phỏng điêu khắc theo thể loại cân bằng động từ vật liệu đã qua sử dụng. - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Theo gợi ý, để tạo sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động, cần thực hiện các bước như thế nào? (thực hiện theo 4 bước). + Những vật liệu nào được sử dụng để tạo sản phẩm điêu khắc? (bìa các-tông, bìa cứng, dây,…) + Để tạo sự cân bằng cho kết cấu các bộ phận của sản phẩm thì cần lưu ý điều gì? (lắp ghép, điều chỉnh các mảng hình). + Cách sử dụng màu sắc trong sản phẩm như thế nào để tạo được sự cân bằng thị giác? (vẽ màu cho các màu hình cần hài hòa). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các bước tạo sản phẩm mô phỏng điêu khắc theo thể loại cân bằng động từ vật liệu đã qua sử dụng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: kết hợp hình dáng, màu sắc của các mảng hình với tính cân bằng vật lí có thể tạo được sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Cách tạo sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động - Bước 1: vẽ phác hình tìm ý tưởng xây dựng sản phẩm điêu khắc. - Bước 2: lựa chọn vật liệu, vẽ, cắt các mảng hình, khe ghép kết nối các bộ phận của sản phẩm. - Bước 3: vẽ màu cho các mảng hình. - Bước 4: lắp ghép, điều chỉnh các mảng hình tạo sự cân bằng, hoàn thiện sản phẩm. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Tạo sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định ý tưởng thể hiện hình thức của sản phẩm, lựa chọn vật liệu phù hợp và thực hành tạo sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hành tạo sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.
- Sản phẩm: Sản phẩm điêu khắc theo thể loại cân bằng động.
- Tổ chức thực hiện:
Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Bài 4: Tạo tác phẩm theo thể loại Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 CD Bài 4: Tạo tác phẩm theo thể loại
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác