Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 2: Sử dụng tư liệu kí hoạ trong bố cục tranh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 Bài 2: Sử dụng tư liệu kí hoạ trong bố cục tranh sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: VẼ KÍ HỌA DÁNG NGƯỜI

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cách sử dụng tư liệu kí họa dáng người để tạo bố cục tranh.
  • Tạo được bố cục tranh từ các kí họa đã chuẩn bị.
  • Chỉ ra được nét đẹp về nhịp điệu của các dáng người trong tranh và bài vẽ.
  • Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng tư liệu kí họa chung.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật:

  • Nhận biết được cách vận dụng hình ảnh từ thực tiễn đời sống vào thực hành sáng tạo.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng tư liệu kí họa chung.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Tranh vẽ bố cục nhóm người của họa sĩ đương đại Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Sưu tầm tranh vẽ bố cục nhóm người của họa sĩ đương đại Việt Nam.
  • Giấy vẽ, bút vẽ, tẩy, màu vẽ, băng dính giấy, hình kí họa dáng người của bài trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, yêu cầu HS gọi tên các hoạt động ở trường của học sinh và cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên một số hoạt động ở trường của học sinh và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Gọi tên các hoạt động ở trường của HS và cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

   

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 6 HS gọi tên các hoạt động ở trường của HS và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Hình 1: Thể thao học đường – luyện tập bóng rổ.

  • Giúp tinh HS có tinh thần phấn chấn, giảm áp lực học tập, thi cử.
  • Tăng cường sự tập trung, giúp HS tư duy, học tập tốt hơn.

+ Hình 2: Chào cờ đầu tuần.

  • Là nghi thức trang trọng, thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.
  • Có ý nghĩa giáo dục, giúp HS biết đoàn kết, chia sẻ, học tập “gương người tốt – việc tốt” để tiếp thu điều hay lẽ phải, rèn luyện kĩ năng sống, phát triển năng lực và bồi đắp những phẩm chất tốt.

+ Hình 3: Lao động chăm sóc vườn trường.

  • Giúp khuôn viên trường học đẹp hơn, xanh hơn, sạch hơn.
  • Góp phần vào giảm ô nhiễm môi trường, làm cho không khí trong lành.

+ Hình 4: Giờ học hoạt động trải nghiệm.

  • Là cơ hội để HS khám phá bản thân, đam mê và khả năng của mình.
  • Thông qua việc trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa, HS có cơ hội tìm hiểu và định hướng rõ ràng hơn về sự nghiệp muốn theo đuổi.

+ Hình 5: Chào mừng kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

  • Tri ân các thầy giáo cô giáo.
  • Gắn kết thêm tình thầy trò và tạo ra dấu ấn đặc biệt trong ngày kỉ niệm.

+ Hình 6: Học tập trên lớp. HS lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hoạt động trong cuộc sống, công việc, học tập của con người nói chung và học sinh nói riêng rất phong phú, đa dạng. Các hoạt động này gợi cảm hứng để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật về trường lớp, thầy cô, bạn bè. Vậy cách sử dụng tư liệu kí họa dáng người để tạo bố cục tranh như thế nào? Cách tạo được bố cục tranh từ các kí họa đã chuẩn bị ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Sử dụng tư liệu kí họa trong bố cục tranh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức về dáng hoạt động của con người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được về vẻ đẹp và sự đa dạng, phong phú của tư thế, động tác, nhịp điệu của con người trong các hoạt động.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:

- Kể tên những hoạt động thường diễn ra trong giờ ra chơi ở sân trường.

- Nêu tư thế, động tác, ý nghĩa của hoạt động đó.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên hoạt động, tư thế, động tác, ý nghĩa của các hoạt động diễn ra trong giờ ra chơi ở sân trường và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.10 và một số hình ảnh, video về giờ ra chơi ở sân trường của HS do GV cung cấp.

   
   

https://www.youtube.com/watch?v=dwK4MCP33tg

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh, video và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên những hoạt động thường diễn ra trong giờ ra chơi ở sân trường.

+ Nêu tư thế, động tác, ý nghĩa của hoạt động đó.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Em thường chơi gì trong giờ ra chơi.

+ Hoạt động vui chơi đó như thế nào? Thường có bao nhiêu người tham gia.

+ Hoạt động đó có những tư thế, động tác như thế nào?

+ Tư thế, động tác nào thể hiện rõ hoạt động đó?

+ Em hãy cùng bạn tạo một số dáng hoạt động vui chơi mà các em thích.

+ Các hoạt động vui chơi đó có ý nghĩa như thế nào.

- GV tổ chức cho HS cùng nhau tạo một số dạng hoạt động trong cuộc sống để các em nhận thức thêm về dáng hoạt động của con người.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu tên hoạt động, tư thế, động tác, ý nghĩa của các hoạt động diễn ra trong giờ ra chơi ở sân trường.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về dáng hoạt động của con người.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát – nhận thức về dáng hoạt động của con người

- Các hoạt động thường diễn ra trong giờ ra chơi:

nhảy dây, chơi cầu lông, đá bóng, đá cầu, chơi ô ăn quan,…

Là những hoạt động bổ ích.

- Tư thế, động tác của hoạt động thường diễn ra trong giờ ra chơi: chạy, nhảy, ngồi,…

- Ý nghĩa của hoạt động:

+ Giúp HS nghỉ ngơi, thư giãn, có tinh thần thoải mái sau mỗi tiết học.

+ Tạo nét đẹp văn hóa cho mỗi nhà trường.

+ Gợi cảm hứng để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật về trường lớp, thầy cô, bạn bè.

Hoạt động 2. Cách xây dựng bố cục tranh từ tư liệu kí họa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và chỉ ra được cách vẽ tranh khi sử dụng tư liệu kí họa để tạo bố cục.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr.11 và trả lời câu hỏi: Nêu các bước xây dựng bố cục tranh từ tư liệu kí họa.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các bước xây dựng bố cục tranh từ tư liệu kí họa và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, quan sát hình minh họa quan sát Hình 1 – 4 SGK tr11 để HS nhận biết cách xây dựng bố cục tranh từ tư liệu kí họa.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 – 4 SGK tr11, thảo luận, phân tích và trả lời câu hỏi: Nêu các bước xây dựng bố cục tranh từ tư liệu kí họa.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Các hình minh họa ở bước 1 thể hiện nội dung gì? (ý tưởng sáng tạo về các hoạt động trong giờ ra chơi của HS).

+ Hình minh họa ở bước 2 có liên quan gì với hình minh họa ở bước 1? (vẽ phác lại hình ở bước 1 để xây dựng bố cục tranh).

+ Tạo cảnh vật, không gian cho bức tranh được tiến hành ở bước nào? (bước 3)

+ Bước nào thể hiện sự tiếp nối kết quả của bài học trước? (bước 4).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh minh họa, hình ảnh do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các bước xây dựng bố cục tranh từ tư liệu kí họa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về các bước xây dựng bố cục tranh từ tư liệu kí họa: Sử dụng tư liệu kí họa dáng người có thể sắp xếp tạo được bố cục tranh theo đề tài.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Cách vẽ kí họa dáng người

- Bước 1: lựa chọn hình kí họa nhóm phù hợp với ý tưởng sáng tạo.

- Bước 2: vẽ phác họa hoặc can lại hình để xây dựng bố cục tranh.

- Bước 3: điều chỉnh hình, vẽ thêm cảnh vật phù hợp để thể hiện rõ ý tưởng sáng tạo.

- Bước 4: vẽ màu hoàn thiện tranh.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Vẽ tranh từ tư liệu kí họa dáng người đã chuẩn bị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn các hình kí họa dáng người phù hợp với ý tưởng sáng tạo và thực hành vẽ tranh tư liệu kí họa đã chọn.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hành vẽ tranh tư liệu kí họa đã chọn.
  3. Sản phẩm: Bài vẽ tranh tư liệu kí họa đã chọn.
  4. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Bài 2: Sử dụng tư liệu kí hoạ Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 CD Bài 2: Sử dụng tư liệu kí hoạ

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn