Soạn giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 Bài 10: Thiết kế sân khấu biểu diễn rối dây

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 9 bản 1 Bài 10: Thiết kế sân khấu biểu diễn rối dây sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: THIẾT KẾ SÂN KHẤU BIỂU DIỄN RỐI DÂY

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nét đặc trưng và cách tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối dây.

  • Tạo được mô hình sân khấu biểu diễn rối dây từ vật liệu đã qua sử dụng.

  • Vận dụng được kiến thức của bài học để trang trí sân khấu trong các hoạt động ở trường, lớp.

  • Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật múa rối ở Việt Nam và tự hào về nghệ thuật múa rối nước truyền thống.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực mĩ thuật:

  • Nhận biết được tác động của đời sống văn hóa, xã hội đến mĩ thuật.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật múa rối ở Việt Nam và tự hào về nghệ thuật múa rối nước truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 

  • Hình ảnh một số sân khấu biểu diễn rối.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Mĩ thuật 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 

  • Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, băng dính, kéo, hồ dán, hộp và bìa các-tông đã qua sử dụng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video về sân khấu biểu diễn rối dây và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về sân khấu biểu diễn rối dây?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nghệ thuật múa rối dây.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát video về sân khấu biểu diễn rối dây:

https://youtu.be/KanFZLCrnQ8?si=dNOmnch2iYtOwoIA

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về sân khấu biểu diễn rối dây?

- GV gợi ý HS trả lời:

+ Kích thước và cấu trúc sân khấu? 

+ Hệ thống treo dây? 

+ Phông nền và trang trí sân khấu?

+ Ánh sáng và âm thanh?

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số hiểu biết về sân khấu biểu diễn múa rối dây.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Kích thước và cấu trúc sân khấu:

  • Kích thước nhỏ gọn để phù hợp với quy mô của con rối.

  • Cấu trúc sân khấu được thiết kế đặc biệt để che giấu người điều khiển và các sợi dây, chỉ để lộ con rối với khán giả.

+ Hệ thống treo dây: có thể là các thanh ngang, ròng rọc hoặc các thiết bị khác.

+ Phông nền và trang trí sân khấu:

  • Phông được trang trí phù hợp với bối cảnh của câu chuyện đang diễn ra. 

  • Trang trí sân khấu bao gồm các cảnh vật, nhà cửa, cây cối, hay các yếu tố liên quan khác để tạo nên một không gian sinh động và hấp dẫn.

+ Ánh sáng và âm thanh:

  • Hệ thống đèn chiếu sáng được sử dụng để tập trung vào các con rối và tạo ra các hiệu ứng đặc biệt khi cần thiết. 

  • Âm thanh, bao gồm nhạc nền và lời thoại. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sân khấu biểu diễn rối dây, với thiết kế đặc biệt và các yếu tố hỗ trợ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự sống động và hấp dẫn của nghệ thuật múa rối dây. Nó không chỉ là nơi trình diễn mà còn là một phần không thể thiếu trong việc kể chuyện và truyền tải thông điệp của các vở diễn. Để tìm hiểu rõ hơn về sân khấu múa rối dây cũng như thực hành tạo mô hình sân khấu biểu diễn rối dây, chúng ta cùng nhau vào bài học – Bài 10: Thiết kế sân khấu biểu diễn rối dây.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Bài 10: Thiết kế sân khấu biểu diễn Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1, giáo án Mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1 CD Bài 10: Thiết kế sân khấu biểu diễn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác