Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài 32 Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 32. MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM VỚI XÁC SUẤT VÀ ỨNG DỤNG (3 tiết)
I. XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM CỦA MỘT BIẾN CỐ
HĐ1
Có 2 ngày có 7 cuộc gọi và 3 ngày có 8 cuộc gọi => Có 2+3=5 ngày ông An nhận được nhiều hơn 6 cuộc gọi.
Vậy trong 59 ngày theo dõi đó có 5 ngày biến cố A xảy ra.
Kết luận
Giả sử trong n lần thực nghiệm hoặc n lần theo dõi (quan sát) một hiện tượng ta thấy biến cố E xảy ra k lần. Khi đó xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng $\frac{k}{n}$, tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.
Ví dụ 1: SGK – tr.68
Hướng dẫn giải: SGK – tr.68
Luyện tập 1
Năm vừa qua cửa hàng bán được:
712+1 035+1 085=2 832 (chiếc điện thoại)
Vậy xác suất thực nghiệm của biến cố E là:
$\frac{712}{2832}$≈0,2514
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM VỚI XÁC SUẤT
Kết luận
Xác suất của biến cố E được ước lượng bằng xác suất thực nghiệm của E:
P(E)≈$\frac{k}{n}$
Trong đó n là số lần thực nghiệm hay theo dõi một hiện tượng, k là số lần biến cố E xảy ra.
Ví dụ 2: SGK – tr.69
Hướng dẫn giải: SGK – tr.69
Luyện tập 2
Xác suất thực nghiệm cho biến cố E là:
$\frac{217}{365}$≈0,5945=58,45%
Ví dụ 3: SGK – tr.69
Hướng dẫn giải: SGK – tr.69
Luyện tập 3
Trong tổng số 240 000 trẻ sơ sinh chào đời có 240 000-123 120=116 880 (bé gái)
Xác suất của biến cố “Trẻ em sơ sinh là bé gái” được ước lượng là
$\frac{116880}{240000}$=0,487.
III. ỨNG DỤNG
Ví dụ 4: SGK – tr.70
Hướng dẫn giải: SGK - tr.70
Luyện tập 4
a) Căn cứ vào bảng thống kê, ta ước lượng xác suất của các biến cố A, B.
+ Trong 100 học sinh có 7+9+11+11+12=50 học sinh có điểm nhỏ hơn hoặc bằng 5.
Xác suất thực nghiệm của biến cố A là $\frac{50}{100}$=0,5. Do đó P(A)≈0,5.
+ Trong 100 học sinh có 11+12+12+13+9+8=65 học sinh có điểm từ 4 đến 9.
Xác suất thực nghiệm của biến cố B là $\frac{65}{100}$=0,65. Do đó P(B)≈0,65
b) + Gọi k là số học sinh có điểm không vượt quá 5 trong nhóm 80 học sinh.
Ta có P(A)≈$\frac{k}{80}$. Do đó 0,5≈$\frac{k}{80}$ => k≈40
Vậy ta dự đoán có 40 học sinh có điểm không vượt quá 5.
+ Gọi h là số học sinh có số điểm từ 4 đến 9 trong 80 học sinh.
Ta có P(B)≈$\frac{h}{80}$
=> P(B)≈0,65.
Vậy 0,65≈$\frac{h}{80}$ => h≈80 . 0,65=52.
Vậy ta dự đoán có 52 học sinh có điểm từ 4 đến 9 trong 80 học sinh.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận