Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài 27: Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài 27 Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 27. KHÁI NIỆM HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ (2 tiết)
I. KHÁI NIỆM HÀM SỐ
HĐ1
a)
t | 1 | 2 | 3 | 4 |
S=60t | 60 | 120 | 180 | 240 |
b) Với mỗi giá trị của t là xác định được một giá trị của S.
HĐ2
a) Nhiệt độ của Hà Nội vào 12 giờ trưa là 30$^{\circ}$C
b) Với mỗi giá trị của t ta xác định được một giá trị của T.
Khái niệm
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một gái trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Chú ý
Khi y là hàm số của x, ta thường viết y=f(x), y=g(x),…. Chẳng hạn, với hàm số y=2x+1, ta còn viết y=f(x)=2x+1. Khi đó, thay cho câu “Khi x bằng 1 thì giá trị tương ứng của y là 3”, ta viết ngắn gọn là f(1)=3.
Ví dụ 1: (SGK – tr.41)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.41)
Ví dụ 2: (SGK – tr.41)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.41)
Luyện tập 1
- Ta có: v=$\frac{s}{t}$ => t=$\frac{s}{v}$
Với s=150 km; v (km/h) không đổi, ta có:
t=$\frac{150}{v}$ (giờ)
=> Thời gian t là một hàm số của vận tốc v
- Với v=60 (km/h) => t=$\frac{150}{60}$=$\frac{5}{2}$ (giờ)
Vận dụng
a) Tháng 4 tiêu thụ lượng ô tô là ít nhất, với sản lượng là 11 761 chiếc.
b) y là một hàm số của x
Với x=5 => y=19 081
II. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
+ Các trục Ox và Oy là các trục tọa độ, với Ox là trục hoành, Oy là trục tung và O là gốc tọa độ.
=> Hệ trục tọa độ Oxy được gọi là mặt phẳng tọa độ.
+ Xác định tọa độ của điểm M bất kì trên mặt phẳng tọa độ Oxy:
• Từ M kẻ các đường thẳng vuông góc với các trục tọa độ. Ví dụ với Hình 7.2:
• Các đường vuông góc lần lượt cắt Ox và Oy tại điểm 3 và $\frac{5}{2}$. Ta có tọa độ điểm M(3;$\frac{5}{2}$).
Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ
Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm M xác định duy nhất một cặp số (x$_{0}$;y$_{0}$) và mỗi cặp số (x$_{0}$;y$_{0}$) xác định duy nhất một điểm M.
Cặp số (x$_{0}$;y$_{0}$) gọi là tọa độ của điểm M và kí hiệu là M(x$_{0}$;y$_{0}$), trong đó x$_{0}$ là hoành độ và y$_{0}$ là tung độ của điểm M.
Câu hỏi
Gốc tọa độ O có tọa độ (0;0), hay O(0;0).
Ví dụ 3: (SGK – tr.42)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.42+43)
Chú ý
Các điểm có hành độ (tung độ) bằng 0 nằm trên trục tung Oy (trục hoành Ox).
Luyện tập 2
a) Tọa độ các điểm M, N, P, Q là:
M(-2;4);N(1; -2);P(2;0);Q(0;-3)
b) R(2; -2);S(-1;2)
Chú ý
Hệ trục tọa độ Oxy chia mặt phẳng tọa độ thành 4 góc phần tư (góc phần tư thứ I, II, III, IV) như Hình 7.6
Tranh luận
Tròn đúng. Những điểm có hoành độ và tung độ đều âm thì nằm ở góc phần tư thứ III.
III. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ
HĐ3
a) (-2; -1);(-1;0);(0;1);(1;2);(2;3)
Khái niệm
Đồ thị của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng tọa độ.
Ví dụ 4: (SGK – tr.44)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.44)
Luyện tập 3
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận