Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 5: Phương trình đường tròn
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 5: Phương trình đường tròn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN
1. Phương trình đường tròn
HĐ1:
a. Khoảng cách từ gốc toạ độ $O (0; 0)$ đến điểm $M (3; 4)$ trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$ là:
$OM = \left | \overrightarrow{OM} \right |= \sqrt{3^2 + 4^2}= 5$
b. Với hai điểm $I(a; b)$ và $M(x; y)$ trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$, ta có:
$IM = \sqrt{(x-a)^2 + (y-b)^2}$
Nhận xét:
Với hai điểm $I(a; b)$ và $M(x; y)$ trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$, ta có:
$IM = \sqrt{(x-a)^2+(y-b)^2}$
HĐ2:
a. Mối liên hệ giữa x và y là: $x^2 + y^2= 5$
b. Mối liên hệ giữa x và y là: $(x-a)^2 + (y-b)^2= R^2$
Kết luận:
Phương trình đường tròn tâm $I(a; b)$ bán kính $R$ là: $(x-a)^2 + (y-b)^2= R^2$
Ví dụ 1, 2 (SGK – tr88)
Luyện tập 1:
Bán kính đường tròn tâm I là: $IA = \left | \overrightarrow{IA} \right |= \sqrt{2^2+(-3)^2}= \sqrt{13}$
Phương trình đường tròn tâm $I(6; -4)$ đi qua điểm $A(8; -7)$ là: $(x-6)^2 + (y+4)^2 = 13$
HĐ3:
Ta có:
$(x-a)^2 + (y-b)^2 = R^2 \Leftrightarrow x^2 - 2ax + a^2 + y^2 - 2by + b^2 - R^2 = 0$
$⇔ x^2 + y^2 - 2ax - 2by + c= 0 (a^2 + b^2 - R^2= c)$
Nhận xét:
Ta có thể viết phương trình $(x-a)^2 + (y-b)^2 = R^2$ của đường tròn tâm $I(a; b)$ bán kính $R$ về phương trình có dạng là $x^2 + y^2 - 2ax - 2by + c= 0$. Dạng đó thường được gọi là phương trình tổng quát của đường tròn.
Ví dụ 3 (SGK – tr88)
Luyện tập 2:
$x^2 + y^2+2kx+4y+6k-1=0$
$\Leftrightarrow x^2+2kx+k^2+y^2+4y+4=k^2-6k+5$
$\Leftrightarrow (x+k)^2+(y+2)^2= (\sqrt{k^2-6k+5})^2$
Để phương trình đã cho là phương trình đường tròn $\Leftrightarrow k^2-6k+5>0$
$⟺k<1$ hoặc $k>5$.
2. Phương trình đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng.
Ví dụ 4 (SGK – tr89)
Luyện tập 3:
Giả sử tâm đường tròn là điểm $I(a; b)$. Ta có:
$IA = IB = IC \Leftrightarrow IA^2= IB^2= IC^2$
Vì $IA^2= IB^2, IB^2= IC^2$ nên:
$\left\{\begin{matrix}
(1-a)^2 + (2-b)^2= (5-a)^2 + (2-b)^2 & & \\
(5-a)^2 + (2-b)^2= (1-a)^2 + (-3-b)^2 & &
\end{matrix}\right.
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
a=3 & & \\
b=\frac{-1}{2} & &
\end{matrix}\right.$
Vậy $I(3; \frac{-1}{2})$ và $R = IA = \sqrt{(-2)^2 + (\frac{5}{2})^2}= \frac{\sqrt{41}}{2}$
Vậy phương trình đường tròn đi qua $3$ điểm $A, B, C$ là: $(x-3)^2 + (y + \frac{1}{2})^2= \frac{41}{4}$
II. PHƯƠNG TRÌNH TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN
HĐ4:
a. Do $∆$ là pháp tuyến của đường tròn $(C)$ tại điểm $M_o$ nên $∆$ vuông góc với $IM_o$. Vậy $IM_o$ là vectơ pháp tuyến của đường thẳng $∆$.
b. Toạ độ $\overrightarrow{IM_o}= (x_o-a; y_o-b)$
c. Đường thẳng $∆$ đi qua điểm $M_o$ và có vectơ pháp tuyến $\overrightarrow{IM_o}$ là:
$(x_o-a)(x-x_o) + (y_o-b)(y-y_o)= 0$
Kết luận:
+ Đường thẳng $∆$ đi qua điểm $M_0(x_0; y_0)$ và có vectơ pháp tuyến
$\overrightarrow{IM_o}= (x_o-a; y_o-b)$
+ Phương trình tiếp tuyến $∆$ là $(x_o-a)(x-x_o)+(y_o-b)(y-y_o)= 0$
Ví dụ 5 (SGK – tr90)
Luyện tập 4:
Đường tròn tâm $I(3; -7)$
Phương trình tiếp tuyến tại điểm $M(-1; -4)$ thuộc đường tròn $(x-3)^2+(y+7)^2= 25$ là:
$(-1 – 3)(x + 1) + (-4 + 7)(y + 4) = 0 ⟺ -4(x + 1) + 3(y + 4) = 0$
$\Leftrightarrow -4x + 3y + 8 = 0$.
Ví dụ 6 (SGK – tr90)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận