Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
1. ĐỊNH NGHĨA ĐỘ TAN
Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định.
2. CÁCH TÍNH ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
- Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:
$S=\frac{m_{ct}\times 100}{m_{nước}}$ $(gam/100 gam H_2O)$
Trong đó:
$m_{ct}$ là khối lượng của chất tan được hóa tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hòa, có đơn vị là gam.
$m_{nước}$ là khối lượng của nước, có đơn vị là gam
- Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm
3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN ĐỘ TAN CỦA CHẤT RẮN TRONG NƯỚC
- Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng
Ví dụ: Độ tan của đường ăn trong nước ở $30^{\circ}C$ là 216,7 gam/100 gam $H_2O$ trong khi ở $60^{\circ}C$ là 288,8 gam/100 gam $H_2O$
II. NỒNG DỘ DUNG DỊCH
1. NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM
- Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam
C%=$\frac{m_{ct}\times 100}{m_{dd}}$ (%)
Trong đó:
- $m_{ct}$ là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam
- $m_{dd}$ là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam
2. NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH
- Công thức tính nồng độ mol của dung dịch: $C_{M}=\frac{n}{V} (M)$
Trong đó:
- n là số mol chất tan, có đơn vị là mol
- V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận