Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
Trao đổi khí là sự trao đổi các chất khí (carbon dioxide và oxygen) giữa cơ thể với môi trường.
2. TRAO ĐỔI KHÍ Ở THỰC VẬT
- Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp.
- Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.
3. TRAO ĐỔI KHÍ Ở ĐỘNG VẬT
- Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở cơ quan trao đổi khí như bề mặt da, hệ thống ống khí, mang, hoặc phổi.
- Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Khi hít vào, khí oxygen trong không khí được dẫn vào phổi đến các phế nang. Tại các phế nang, khí oxygen khuếch tán vào mạch máu, khí carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua hoạt động thở ra.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CTST bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật, kiến thức trọng tâm KHTN 7 chân trời bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật, Ôn tập KHTN 7 chân trời bài Trao đổi khí ở sinh vật
Bình luận