Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời bài 18: Nam châm
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo bài 18: Nam châm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. NAM CHÂM
- Nam châm được tìm thấy khoảng 600 năm TCN ở Hy Lạp.
- Nam châm là những vật có từ tính, có thể hút được các vật bằng sắt, thép…
- Nam châm vĩnh cữu là những nam châm có từ tính tồn tại trong thời gian dài.
- Một số thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu: tivi, điện thoại, máy tính, loa, xe ô tô…
- Nam châm có hình dạng và kích thước đa dạng.
- Trên các thanh nam châm có kí hiệu N, S với hai màu khác nhau.
- Một số tên gọi của nam châm: nam châm chữ U, chữ I,…
2. TÁC DỤNG CỦA NAM CHÂM LÊN CÁC VẬT LIỆU KHÁC NHAU
- Vật liệu có tương tác với nam châm được gọi là vật liệu có chính chất từ (vật liệu từ).
- Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel,...
3. SỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA THANH NAM CHÂM
- Khi để nam châm tự do, đầu luôn hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).
- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CTST bài 18: Nam châm, kiến thức trọng tâm KHTN 7 chân trời bài 18: Nam châm, Ôn tập KHTN 7 chân trời bài Nam châm
Bình luận