Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 18: Nam châm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 18: Nam châm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. NAM CHÂM LÀ GÌ?

  • Đá nam châm đã được phát hiện từ xa xưa.
  • Nam châm có tính chất hút được một số vật bằng sắt. Nếu buộc nó vào một sợi chỉ thì khi cân bằng nó luôn chỉ một hướng xác định, một đầu hòn đá chỉ hướng bắc, một đầu chỉ hướng nam.
  • Đá nam châm thường được các thủy thủ dùng để định hướng trên biến.

II. TÍNH CHẤT TỪ CỦA NAM CHÂM

  • Nam châm có thể hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt.
  • Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

III. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM

  • Khi đặt hai nam châm gần nhau, hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau  

IV. ĐỊNH HƯỚNG CỦA MỘT KIM NAM CHÂM TỰ DO

Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 18: Nam châm, kiến thức trọng tâm KHTN 7 kết nối bài 18: Nam châm, Ôn tập KHTN 7 kết nối bài Nam châm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác