Lý thuyết trọng tâm Đạo đức 5 Kết nối bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Đạo đức 5 kết nối tri thức bài 7: Phòng, tránh xâm hại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

BÀI 7. PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

I. Mục tiêu bài học

- Nêu được một số biểu hiện xâm hại.

- Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

- Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.

II. Bài học

1. Tìm hiểu một số biểu hiện xâm hại trẻ em

- Xâm hại thân thể: những hành động gây tổn thương đến cơ thể như đánh đập, bạo hành, …

- Xâm hại tinh thần: những hành động làm tổn thương cảm xúc, tâm lý, như mắng chửi, đe dọa, xúc phạm người khác,...

- Xâm hại tình dục: những hành vi không phù hợp liên quan đến cơ thể, vi phạm quyền riêng tư và sự an toàn như đụng chạm vùng riêng tư, tấn công tình dục, ...

2. Tìm hiểu vì sao phải phòng, tránh xâm hại

- Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện về cả thể chất lẫn tâm lý. Chính vì vậy, những hậu quả của việc xâm hại trẻ em rất nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến cả sức khỏe vật chất và tinh thần của các em.

- Không phải lúc nào tổn thương tâm lý ở trẻ em cũng dễ dàng nhận thấy. Thực tế, những cơn sang chấn tâm lý có thể không bộc lộ ngay lập tức, mà có thể xuất hiện và trở nên rõ ràng nhiều năm sau khi sự việc đã xảy ra.

3. Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em

Điều 51 luật trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định rõ:

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin,

thông báo, tố giác hành vi xâm hai trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc

có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.

3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

4. Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại

Các bước phòng, tránh xâm hại:

- Bước 1: Nhận biết tình huống nguy hiểm

- Bước 2: Từ chối khi ai đó yêu cầu làm những điều không đúng hoặc không cảm thấy thoải mái

- Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm, nơi không an toàn

- Bước 4: Nói chuyện, chia sẻ với người đáng tin cậy như bố mẹ, thầy cô


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Đạo đức 5 KNTT bài 7: Phòng, tránh xâm hại, kiến thức trọng tâm Đạo đức 5 kết nối tri thức bài 7: Phòng, tránh xâm hại, Ôn tập Đạo đức 5 kết nối tri thức bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác