Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 2. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Phân tích được các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

- Đọc được tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

- Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. BẢO QUẢN CHẤT DƯƠNG DƯỠNG TRONG THỰC PHẨM TRƯỚC CHẾ BIẾN

1. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường

  • Nhiệt độ thường được hiểu là nhiệt độ của môi trường tự nhiên, thường xuyên biến động theo những thay đổi của thời tiết. 

  • Đối với rau, củ, quả tươi, khi bảo quản ở nhiệt độ thường nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất (với rau nư lá tốt nhất trong ngày). Một số loại có thời gian bảo quản dài ngày hơn như cà chua, khoai tây, hành tây…

  • Đối với thực phẩm khô cần được bao gói kín bằng vật liệu cách ẩm, có thể sử dụng thêm chất hút ẩm hay đóng gói chân không đối với thực phẩm giàu chất béo

2. Bảo quản lạnh thực phẩm

  • Bảo quản lạnh là biện pháp làm chậm lại quá trình sinh lí, sinh hóa và trao đổi chất của thực phẩm, của vi sinh vật có trong thực phẩm bằng nhiệt độ thấp

  • Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ bảo quản lạnh thích hợp riêng

  • Các loại rau, củ, quả tươi nên bảo quản ở ngăn chuyên dụng có nhiệt độ khoảng 8 – 15 độ C

  • Các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và sữa nên đặt ở ngăn có nhiệt độ khoảng 2 – 8 độ C.

  • Một số lưu ý khi bảo quản lạnh thực phẩm:

  • Trước khi đưa thực phẩm vào bảo quản lạnh cần phải sơ chế; rửa sạch; để ráo nước hoặc thấm khô; chia nhỏ thành từng phần; cho từng phần vào túi hoặc hộp có nắp kín rồi để vào vị trí phù hợp

  • Không nên đặt các loại thực phẩm khác nhau vào cùng một hộp

  • Khi sơ chế, rau quả chưa ăn ngay thì không nên cắt, thái

  • Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái 

3. Bảo quản đông lạnh thực phẩm

  • Bảo quản đông lạnh là biện pháp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ dưới nhiệt độ kết tinh của nước (<18 độ C); ở mức nhiệt độ này mọi quá trình sinh lí, sinh hóa và trao đổi chất của thực phẩm, của sinh vật có trong thực phẩm đều bị ức chế tối đa. 

  • Mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ và thời gian trữ đông khác nhau, nếu nhiệt độ và thời gian trữ đông không phù hợp, thực phẩm sẽ không còn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng. 

II. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Phương pháp chế biến

Nguyên nhân làm hao hụt và biến đổi chất dinh dưỡng

Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng

Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

  • Giữ được nguyên các chất dinh dưỡng tuy nhiên có thể gây ngộ độc nếu nguyên liệu và quá trình chế biến không đảm bảo

  • Thường được dùng đối với các loại rau củ quả

  • Lựa chọn nguyên liệu thực phẩm tươi ngon

  • Sơ chế thực phẩm ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu làm mất mát chất dinh dưỡng

Chế biến thực phẩm bằng nước nóng

  • Làm mất nhiều chất nhiều dinh dưỡng vì nước sẽ hòa tan vitamin, đường, một số khoáng chất…

  • Thường được dùng để làm chín thịt và các loại rau củ quả, vitamin sẽ bị hòa tan vào nước hoặc bị phá hủy khi nấu

  • Giới hạn lượng nước, thời gian và nhiệt độ khi đun

  • Nên sử dụng cả phần cái và nước để ăn hoặc tận dụng nước chế biến món khác.

Chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng

  • Được làm chín bằng hơi nước và không tiếp xúc trực tiếp với nước. tuy nhiên thực phẩm có thể không được làm chín hoàn toàn hoặc quá chín

  • Thường được sử dụng để làm chín thịt, rau của quả, một số loại bánh

  • Cần đảm bảo hấp đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu

  • Nên ăn ngay sau khi món ăn vừa hấp xong

Chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng

  • Khi ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng

  • Chiên không đúng cách các acid béo không no sẽ bị oxi hóa tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxide, aldehyde, aldehyde không có lợi cho sức khỏe

  • Thường được sử dụng để làm chín các loại thực phẩm giàu protein và một số loại khoai củ như khoai lang, khoai tây…

Không chiên thực phẩm ở nhiệt độ quá cao

Không sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên.

Chế biến thực phẩm bằng không khí nóngg

  • Phương pháp chế biến dùng nhiệt độ cao để làm khô và chín thực phẩm

  • Thường được sử dụng đối với thực phẩm như thịt, cá, tôm, khoai củ

  • Sử dụng thiết bị chuyên dụng để thời gian và nhiệt độ chế biến đảm bảo làm chín thực phẩm

  • Giảm thiếu các chất gây ung thư.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm CD bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong, Ôn tập Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm cánh diều bài 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong

Bình luận

Giải bài tập những môn khác