Kể lại câu chuyện “Nàng tiên Ốc” bằng lời của em.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 bộ kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Kể lại câu chuyện “Nàng tiên Ốc” bằng lời của em.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tham khảo 1:
Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có một bà lão rất nghèo. Bà sống một mình, không có con cái nương tựa. Hằng ngày bà phải ra đồng để mò cua bắt ốc kiếm tiền sinh sống. Tuy đã già nhưng trông bà còn rất khoẻ.
Một hôm, bà lão đi ra đồng và bắt được một con ốc xinh xắn. Con ốc trông rất lạ, không giống với các con ốc khác, vỏ ốc có màu xanh biếc. Thấy con ốc đẹp, bà lão động lòng thương. Bà quyết định không bán mà đem thả vào chum nước. Từ hôm đó, ngày nào bà đi làm về cũng thấy nhiều chuyện khác lạ. Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp. Trong bếp, cơm nước đã nấu sẵn. Lợn trong chuồng, con nào con nấy đều được ăn no nê. Ngoài vườn, cỏ được dọn sạch, cây cối được tưới nước tươi tốt. Bà lão ngạc nhiên lắm. Thế rồi bà quyết định sẽ rình xem sự việc thế nào.
Hôm ấy, bà lão vẫn ra đồng như thường lệ. Nhưng đến giữa buổi thì bà quay về. Bà nấp sau cánh cửa để xem điều kì lạ từ đâu mà có. Bỗng nhiên, bà nhìn thấy từ trong chum nước một nàng tiên tuyệt đẹp bước ra. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, trắng và dịu dàng như ánh trăng rằm.
Trong bộ váy màu xanh biếc, nàng đi lại thật nhẹ nhàng và uyển chuyển. Đôi bàn tay búp măng làm mọi việc nhanh thoăn thoắt: quét nhà, quét sân, nhổ cỏ... Như hiểu ra mọi chuyện, bà lão rón rén đến gần chum nước, đập vỡ vỏ ốc. Bà chạy đến ôm chầm lấy nàng tiên và nói:
- Cảm ơn con! Con đến giúp già đấy ư! Con hãy ở lại đây với già nhé!
Nàng tiên xúc động nói:
- Thưa mẹ! Con phải cảm ơn công cứu mạng của mẹ mới đúng.
Kể từ đó, bà cụ và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau dưới mái tranh nghèo. Họ yêu thương nhau như hai mẹ con ruột thịt.
Bài tham khảo 2:
Ngày xưa có một bà lão hiền lành, nghèo khổ, sống một mình không có con cháu để nương tựa. Bà đã già da nhăn nheo, người gầy còm lưng đã còng, quần áo vá chằng vá đụp. Ngày ngày bà lặn lội ở ngoài đồng, mò cua bắt ốc để sinh nhai.
Một hôm, khi mò tay dưới bùn, bà bắt được một con ốc xinh xinh. Con ốc có vỏ màu xanh ánh bạc, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nhiều người thấy con ốc đẹp muốn mua nhưng bà lão tự nhiên thấy thương ốc nên không bán. Bà đem con ốc thả vào chum nước ở hiên nhà. Hôm sau, bà lại tiếp tục ra đồng để mò cua bắt ốc. Chiều tối, bà về nhà thì cảnh nhà thật lạ: sân nhà sạch bóng, cỏ đã được bàn tay ai nhổ sạch cả rồi, lợn trong chuồng đã ăn no, ngủ kĩ. Trong nhà, cơm nước được dọn sẵn tinh tươm. Thấy chuyện lạ, bà tìm xem ai đã giúp mình. Mờ sáng, bà cắp rổ ra đồng, nhưng đi được nửa đường bà lẻn về núp ở bụi cây sát nhà, im lặng rình xem. Sân nhà yên ắng chẳng động tĩnh gì nhưng đột nhiên có một người con gái bước ra từ chum nước, nàng có khuôn mặt trái xoan, làm da trắng hồng, môi mọng tươi như son. Mái tóc nàng đen nhánh quấn quanh đầu. Nàng mặc một cái áo xanh óng ánh như màu vỏ ốc. Nàng tiên áo xanh ấy đi lại, dọn dẹp nấu cơm, cho lợn ăn nhẹ nhàng và nhanh thoăn thoắt. Bà lão ngây người ra nhìn nàng. Ánh mặt trời chiếu lên áo nàng lấp lánh màu vỏ ốc làm bà sực tỉnh. Bà rón rén đến cái chum nước đập vỡ vỏ ốc xanh, không cho nàng tiên chui vào nữa. Bà lão cầm tay nàng tiên, tha thiết nói:
– Bà già chẳng có ai nương tựa. Con hãy làm con gái ta nhé!
Từ đó, hai mẹ con sống bên nhau yêu thương đùm bọc, không rời nhau nửa bước.
Bài tham khảo 3:
Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có một bà lão nghèo sống bằng việc đi mò cua bắt ốc qua ngày. Một lần, bà bắt được một con ốc rất xinh đẹp, nó có một cái vỏ màu biêng biếc xanh, không hiểu sao bà lại thấy rất yêu con ốc này, bà quyết định không bán và đem về nhà nuôi trong chum nước.
Hàng ngày, bà vẫn đi mò cua bắt ốc nhưng khi về đến nhà bà rất đỗi ngạc nhiên thấy sân nhà sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, vườn rau sạch cỏ và cơm nước nấu tinh tươm. Bà băn khoăn và tự hỏi không biết ai đã giúp mình.
Thấy chuyện lạ, bà quyết định rình xem ai là người đã giúp đỡ mình. Bà không ngờ được người giúp bà chính là cô gái chui ra từ trong vỏ ốc xanh kia, từ trong chum nước bước ra. Bà liền bí mật đập vỡ vỏ ốc xanh đi, rồi ôm lấy người con gái, mong cô ở lại sống với bà, cô gái đồng ý. Từ đó, họ sống yêu thương nhau và rất hạnh phúc.
Bài tham khảo 4:
Tôi vốn là một nàng tiên Ốc – con của vua thủy Tề. Một lần, tôi đang dạo chơi bị lạc mất đường về nhà, khi ở một con sông nhỏ thì có một bàn tay bắt lấy tôi. Thì ra đó là một bà cụ làm nghề mò cua bắt ốc. Bà đã già lắm rồi, khuôn mặt khắc khổ, quần áo rách nát. Bà ngắm tôi kĩ lắm vì tôi là một con ốc xanh xinh xắn. Bà cụ thốt lên:
- Chà, ốc này sao đẹp quá! Ta không bán ốc đâu. Ta mang ốc về nuôi.
Thế là từ đó tôi sống trong cái chum nước trong nhà bà cụ. Thương bà cụ cô đơn, nghèo khổ, ngày ngày, sau khi bà cụ đi làm, tôi liền chui ra khỏi vỏ ốc để dọn dẹp nhà cửa, cho đàn lợn ăn, làm cỏ, tưới rau…Vì vậy, mỗi khi bà đi làm đồng về nhà cửa đều đã sạch tinh tươm. Thấy vậy, bà lão sinh nghi. Một hôm, bà giả vờ đi làm , đến giữa đường thì quay lại đứng rình. Như thường lệ, tôi lại chui ra khỏi vỏ ốc để giúp bà. Bỗng từ đâu bà chạy đến:
- Con ơi, con đừng đi nữa! Hãy ở lại đây với già cho già bớt cô quạnh.
Thương bà cụ tốt bụng tôi quyết định ở lại, không trở về Thủy Cung nữa. Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận