Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 bộ kết nối tri thức. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích.

Bài tham khảo 1:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về con ngỗng.

II. Thân bài:

* Hình dáng:

  • Là giống ngỗng sư tử, nên có vẻ bề ngoài trông giữ tợn.
  • Thân hình to, nặng khoảng bốn kilogram.
  • Nó là một con ngỗng già, bộ lông kết hợp giữa màu trắng và xám, một vài chỗ điểm màu nâu.
  • Chiếc cổ dài, được bọc bởi bộ lông tơ dài mượt mà.
  • Chiếc đầu khá nhỏ, có đôi mắt đen tinh tường.
  • Chiếc mỏ màu đen và cứng, giúp tìm kiếm thức ăn dễ dàng.
  • Đôi cánh dài màu nâu, thường xuyên đập vỗ.
  • Đôi chân chắc nịch giống như chân vịt nhưng màu đen, giữa các ngón có lớp màng da liên kết giúp chúng di chuyển khi bơi.

* Hoạt động:

  • Ngày ngày, đều ra vườn tìm cỏ.
  • Ngày hè nóng nực, xuống ao bơi vui đùa cùng những con khác.
  • Sẵn sàng tấn công nếu có kẻ thù đến.

III. Kết bài:

  • Cảm nhận về con ngỗng.

Bài tham khảo 2:

a. Mở bài: Giới thiệu con bò mà em muốn miêu tả.

  • Chú bò ấy thuộc giống bò gì? Là chú bò đực hay cái?
  • Năm nay chú bò ấy đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó được nuôi từ nhỏ đến lớn hay mua về từ người khác?

b. Thân bài

– Miêu tả chú bò:

  • Chú cao khoảng bao nhiêu? Nặng bao nhiêu kg? (nếu không rõ, có thể so sánh với chiều cao của người nếu đứng cạnh, và cân nặng của các đồ vật khác)
  • Lớp da của chú bò có màu sắc gì? Có đặc điểm gì khác với các con vật nuôi khác?
  • Đầu của chú có hình gì? Cái mũi, đôi tai, đôi mắt có màu sắc và hình dáng ra sao? Điều gì ở đầu của chú bò giúp ta phân biệt chú với trâu?
  • Bốn cái chân của chú bò có cao không? Phần móng của chú có hình dáng vào màu sắc gì? Khi di chuyển, tiếng guốc bò va chạm trên đường tạo ra âm thanh gì?
  • Cái đuôi của chú bò dài khoảng bao nhiêu? Kích thước và màu sắc của cái đuôi? Phần chóp đuôi có gì đặc biệt? Chú bò thường vẫy đuôi khi nào? Để làm gì?

– Hoạt động của chú bò:

  • Chú bò thức lúc nào vào buổi sáng? Chú sẽ làm gì trong cả ngày? Cùng với ai?
  • Thức ăn của chú bò là gì? Chú có ăn nhiều không? Số thức ăn đó có được là do mua về hay đi hái, cắt ở đâu?
  • Chú bò được mọi người quan tâm như thế nào? (tắm rửa, dân đi ăn cỏ non, đeo cho chiếc chuông bằng đồng ở cổ…)

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chú bò.

  • Em và mọi người có yêu thương chú bò không? Có xem nó như một người bạn không?
  • Em có những mong muốn gì dành cho chú bò?

Bài tham khảo 3:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu con vịt nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Giới thiệu loại vịt (giống vịt gì, vịt cỏ)
  • Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?

b) Tả chi tiết:

– Tả các bộ phận của vịt, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất.

  • Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
  • Chú ý: đặc điểm của vịt tùy vào giống vịt thuộc loại gì?

– Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.

– Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.

c) Nêu sự chăm sóc của em đối với chú vịt: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.

3. Kết luận:

  • Nêu ích lợi của việc nuôi vịt.
  • Nêu tình cảm của em đối với con vịt đã tả.

Bài tham khảo 4:

1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)

2. Thân bài:

– Tả bao quát hình dáng chú gà trống:

  • Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.
  • Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.

– Tả chi tiết:

  • Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.
  • Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.
  • Ngực chủ gà rộng, ưỡn ra đằng trước.
  • Mình gà: lẳn, chắc nịch.
  • Đùi gà: to, tròn mập mạp.
  • Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.
  • Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.

– Hoạt động của chú gà;

  • Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.

– Sự săn sóc của em đối với gà:

  • Giúp mẹ cho gà ăn
  • Che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh
  • Tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.

3. Kết bài:

  • Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con.)
  • Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo bài 3 đọc Từ Cu-ba, soạn văn mẫu 4 sách CTST bài 3 đọc Từ Cu-ba, văn mẫu 4 Chân trời bài Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác