Giáo án VNEN bài Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 12: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

  1. Kĩ năng

- Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiêm điện năng.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Chuẩn bị phiếu học tập,

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh

- Chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học nhóm, Dự án, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực,...

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học
  3. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  4. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV:  Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi A1, 2 SHD/67.

HS: Thảo luận nhóm trả lờI- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

GV: tổng hợp ý kiến của HS.

A. Hoạt động khởi động

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học phòng thí nghiệm, cặp đôi, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học dự án

3. Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS các nhóm lần lượt lên trưng bày và thuyết trình sản phẩm hoàn thiện sơ đồ tư duy của nhóm mình.

HS: Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Chốt kiến thức và hoàn thiện sơ đồ tư duy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Sử dụng an toàn điện

- Làm thí nghiệm với nguồn điện có HĐT dưới 40V

- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng như tiêu chuẩn quy định

- Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện.

+ Thận trọng khi tiếp xúc vì nó có U = 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện với mạng điện gia đình, khi đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn quy định.

+ Rút phích cắm khỏi ổ lấy điện trước khi tháo bóng đèn.

+ Ngắt công tắc hoặc tháo cầu chì trước khi thay bóng đèn.

+ Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà

- Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là một biện pháp bảo đảm an toàn điện

- Dây nối dụng cụ điện với đất là chốt thứ 3 của phích cắm nối vào vỏ kim loại của dụng cụ điện nơi có kí hiệu.

- … vì điện trở của người rất lớn so với dây nối đất

=> dòng điện qua người rất nhỏ không gây hại.

2. Sử dụng tiết kiệm điện

- Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng

- Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:

 + Lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có P hợp lí đủ mức cần thiết.

 + Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc không cần thiết, vì sử dụng như thế là lãng phí điện năng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân, nhóm

2. Phương pháp: Dạy học nhóm nhỏ

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Giao nhiệm vụ cho cá nhân HS làm bài tập 1, 2 (SHD-68,69) vào vở.

HS: Hoạt động cá nhân.

+ 2 HS lên bảng chữa.

GV: Nhận xét bổ xung.

 

 

 

GV: Giao nhiệm vụ cho nhóm HS làm bài tập 4, 6, (SHD-69) .

HS: Hoạt động nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.

GV: Chốt đáp án.

 

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1: Những việc không nên làm: a, b, c, d, f, g,

Bài 2: U = 12 V; R= 100000 => I = ?

Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể lúc đó là:

I =  = 0,000012 A

Cường độ dòng điện nếu da ta bị ướt là:

I =  = 0,012 A

Bài 4: Khi gặp tình huống thấy người bị giật:

1. Đừng vội vàng chạy lại để giúp, hãy cẩn thận nhìn xung quanh để tìm các mối nguy hiểm tiềm ẩn vì điện có thể truyền qua nước và những đồ vật bằng kim loại như sắt. Gọi cấp cứu ngay lập tức để được giúp đỡ.

2. Cố gắng tách bệnh nhân ra khỏi nguồn điện. Bạn có thể tắt nguồn điện hoặc rút phích cắm các thiết bị. Nếu không thể tiếp cận, hãy đứng trên vật khô và không dẫn điện như khúc gỗ và cố gắng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng một cây gậy gỗ. Không được chạm hai tay bạn vào nạn nhân vì bạn cũng có thể bị giật.

3. Sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện, đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi, bao gồm lăn nạn nhân nằm nghiêng sang một bên, cánh tay đỡ lấy đầu. Gập đầu gối nạn nhân và nâng cằm để kiểm tra xem nạ nhân còn thở không.

4. Nếu nạn nhân vẫn thở nhưng bị bỏng nhẹ , cần rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước. Không phủ chăn lên người nạn nhân vì các sợi bông ở chăn có thể dính vào vết bỏng.

5. Nếu bệnh nhân bị chảy máu, cầm máu bằng cách đặt một miếng vải khô sạch lên vết thương và buộc chặt để cầm máu.

6. Hồi sức tim phổi

Tiến hành hồi sức tim phổi nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở. Không làm điều này nếu nạn nhân còn thở.

Bài 6:

* Điện năng sử dụng cho mỗi loại bóng trong 8000 giờ.

 + Bóng đèn dây tóc:    

 A1 = P1.t = 0,075.8000 = 600kWh

 + Bóng đèn Compact:

A2 = P2.t = 0,015.8000 = 120kW.h

* Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi bóng đèn trên trong 8000 giờ là:

 - Cần 8 bóng đèn dây tóc 

=> T1= 60000 + 120.7000 = 144000 (đ)

* Dùng đèn Compact có lợi hơn vì giảm bớt 304000 đ tiền chi phí cho 8000 giờ sử dụng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập D1, 2- SHD/ 70

HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trả lời.

GV: Chốt đáp án.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu mục E1,2 SHD/70

HS: Về nhà tìm hiểu có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô.

Sản phẩm: Nộp vào tiết sau.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án vật lý 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 9, giáo án khoa học tự nhiên 9 môn lí, giáo án VNEN lí 9, giáo án chi tiết bài 12: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 9

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác