Giáo án VNEN bài Ảnh của một vật tạo bởi gương (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Ảnh của một vật tạo bởi gương (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Ảnh của một vật tạo bởi gương (T1)

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

CHỦ ĐỀ 11. QUANG HỌC

BÀI 53: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG (T1)

 

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm nguồn sáng, vật sáng, ảnh của vật sáng.

- Mô tả được đường truyền của ánh sáng tới gương cầu.

- Nêu được tính chất ảnh của một vật sáng tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

- Giải thích được sự tạo ảnh qua gương.

- Nêu được một số ứng dụng của mỗi loại gương.

  1. Kĩ năng

- Biết cách xác định vùng mắt nhìn thấy một vật qua gương phẳng.

- Biết cách vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, khéo léo trong thao tác thí nghiệm, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: NL Nhận thức kiến thức vật lí, NL tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II- TRỌNG TÂM

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

- Sự phản xạ của ánh sáng chiếu tới gương cầu

- Giải thích sự tạo ảnh của một vật tạo bởi gương

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập

- Nam châm thẳng, Kim nam châm được đặt trên một giá đỡ thẳng đứng.

- Dụng cụ thí nghiệm H53.3, H53.4, H53.5, H53.6

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học hợp tác, BTNB, trải nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, học hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: Giới thiệu số tiết của bàI- GV: giao nhiệm vụ cho cá nhân HS ôn tập lại mục A SHD/114

HS: Hoạt động cá nhân – Trao đổi cặp đôi.

GV: quan sát và hỗ trợ.

HS: đại diện một nhóm cặp đôi lên trình bày.

GV: chốt đáp án.

A. Hoạt động khởi động

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: học ở lớp, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm nhỏ.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm gương, khái niệm vật sáng

GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân tìm hiểu về gương và ảnh của vật sáng SHD/116 sau đó rút ra kết luận.

GV – HS: Rút ra kết luận.

 

 

 

 

 

 

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, đưa ra câu trả lời chung của nhóm mục 2 SHD/116.
GV tổ chức thảo luận trước lớp lần lượt từng câu hỏi và thể chế hoá kiến thức.

HS: Thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I- KHÁI NIỆM GƯƠNG

Gương là một mặt nhẵn, bóng có thể phản xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới nó.
– Gương phẳng có mặt phản xạ là mặt phẳng.
– Gương cầu lồi là một phần mặt cầu có mặt phản xạ hướng về phía ngoài tâm mặt cầu.
– Gương cầu lõm là một phần mặt cầu có mặt phản xạ hướng về phía tâm mặt cầu.

II- KHÁI NIỆM ẢNH CỦA VẬT SÁNG

+ Ảnh của một vật qua gương là hình của vật thu được, quan sát được qua gương.
+ Có hai loại ảnh là ảnh thật và ảnh ảo.
Ảnh thật là ảnh có thể hứng được trên màn chắn.
Ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn chắn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đề xuất phương án thí nghiệm bằng việc trả lời câu hỏi 1 SHD/116, sau đó tiến hành thí nghiệm 1 và 2 và rút ra kết luận.

HS: Đưa ra câu trả lời, làm thí nghiệm theo nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

GV – HS: Rút ra kết luận

III- ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn. Nó là ảnh ảo.
– Khoảng cách từ ảnh của một điểm trên vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ điểm đó đến gương.

– Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

– Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng đối xứng với vật qua gương.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân bài 1, 2 SHD/123

HS: Hoạt động cá nhân. Đối chiếu đáp án.

GV: Thông báo đáp án đúng.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: B

Câu 2: Có hai cách vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng.

– Dựa vào tính đối xứng của ảnh và vật qua gương.

– Thực hiện theo ba bước vẽ ảnh qua gương nói chung (đã nêu ở trên).

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cá nhân vẽ ảnh của mũi tên ở hình sau:

HS: Lên bảng trình bày. HS khác nhận xét.

Sản phẩm:

 

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu: Tại sao nhìn qua tấm kính phẳng ta thấy 2 ảnh. Tấm kính càng mỏng thì 2 ảnh càng gần trùng nhau? Gương phẳng  cũng là một tấm kính phẳng tại sao lại cho ảnh rõ nét?

HS: Về nhà tìm hiểu trên báo chí, internet.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án vật lý 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 9, giáo án khoa học tự nhiên 9 môn lí, giáo án VNEN lí 9, giáo án chi tiết bài 53: Ảnh của một vật tạo bởi gương, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 9

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác