Giáo án địa lí 9: Bài 13 Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 13. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm, đặc điểm phân bố và cơ cấu ngành dịch vụ. Vận dụng kiến thức về cơ cấu đó để giải thích được ở mức độ đơn giản các vấn đề liên quan đến các nhóm ngành dịch vụ đó. - Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống. Lấy được ví dụ và phân tích được vai trò của dịch vụ trong đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Phân tích được sự phát triển của dịch vụ. Dự báo được xu hướng phát triển dịch vụ trong tương lai. - Vận dụng được kiến thức thực tiễn để đưa ra lập luận giải thích sự phân bố của ngành dịch vụ. 2. Kỹ năng: - Đọc sơ đồ cơ cấu ngành dịch vụ. - Đọc, phân tích biểu đồ, số liệu để rút ra kết luận về sự phát triển của ngành dịch vụ. - Phân tích tranh ảnh địa lý liên quan đến các loại hình dịch vụ. - Đọc lược đồ, Át lát địa lý để làm rõ sự phân bố của ngành dịch vụ 3. Thái độ: - Có nhận thức đúng đắn về vai trò của dịch vụ, sự cần thiết phải chú trọng phát triển dịch vụ như một xu thế tất yếu của nền kinh tế hiện đại trong tương lai. - Trân trọng những giá trị ưu việt của một số loại hình dịch vụ (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,...) 4. Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Máy tính, máy chiếu + Giấy A0 + Bút dạ. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Át lát Địa lý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. Mở đầu - Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi, giới thiệu luật chơi, phần thưởng. • Trò chơi sẽ được thực hiện theo hình thức một học sinh xung phong lên bảng, bốc thăm một hình ảnh (giáo dục, phương tiện giao thông, y tế, trung tâm thương mại, buôn bán, ngân hàng) đã được giáo viên chuẩn bị sẵn. • Nhiệm vụ của là cầm phiếu học tập có ghi tên loại hình dịch vụ mà mình biết. Không được dùng lời nói mà chỉ bằng cử chỉ biểu đạt về loại hình dịch vụ đó. • Nhiệm vụ của HS dưới lớp là trong thời gian nhanh nhất nêu được chính xác tên của loại hình dịch vụ đó và chỉ được nêu duy nhất một lần. • Học sinh nào thực hiện một lần thành công sẽ là người chiến thắng. Thời gian tối đa để thực hiện trò chơi là 3 phút. Nhiệm vụ biểu đạt (Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, Du lịch, Y tế, Giáo dục, Thương nghiệp). - Học sinh tham gia trò chơi. - Trao phần thưởng cho người chiến thắng. - Giáo viên nêu câu hỏi, đặt ra mâu thuẫn, kích thích học sinh đi tìm hiểu và giải quyết mâu thuẫn trong bài học. GV dẫn dắt: Các loại hình dịch vụ mà chúng ta vừa biết tên ở trên thuộc ngành dịch vụ. Vậy dịch vụ có tạo ra giá trị hay không? Giá trị đó là gì? Giá trị đó có gì khác với ngành nông nghiệp và công nghiệp mà chúng ta đã tìm hiểu? Cô trò chúng ta cùng nhau làm rõ trong bài học ngày hôm nay. 3.2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cơ cấu ngành dịch vụ (7 phút) * Mục tiêu: - Học sinhnêuđược khái niệm của ngành dịch vụ. Biết rõ cơ cấu của ngành dịch vụ, không nhầm lẫn khi phân loại các loại hình dịch vụ. * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: - Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề - Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, thảo luận nhóm- kỹ thuật hỏi chuyên gia. * Phương tiện: - Giấy rô ky vẽ sơ đồ cây, phiếu dán, băng dính hai mặt. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Giáo viên yêu cầu HS quan sát SGK kết hợp kiến thức thực tế, GV nêu tình huống để HS suy nghĩ: * Tình huống: - Khi nhà em trồng nhiều rau, số lượng nhiều có nhu cầu bán, em phải làm sao để bán được sản phẩm? - Khi gia đình em có người bị đau ốm, em tìm đến đâu để giải quyết? - Khi gia đình em có nhu cầu đi du lịch ở Đà Nẵng trong mùa hè tới, gia đình em cần chuẩn bị những gì? HS: Tham gia trả lời, giải quyết tình huống. + GV nêu CH: Vậy những tình huống trên nhằm giải quyết những nhu cầu rất cần thiết, phổ biến trong đời sống. Không phải ngành nông nghiệp, công nghiệp giải quyết cho chúng ta mà chính là ngành dịch vụ. Vậy khái niệm dịch vụ được hiểu như thế nào? + Giáo viên nêu vấn đề đề học sinh suy nghĩ, hợp tác theo kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi: Vậy dịch vụ có tạo ra giá trị không? Theo em, giá trị này có gì khác với giá trị của ngành nông nghiệp, công nghiệp hay không? + GV cho HS quan sát và phát hiện nhanh một số loại hình dịch vụ gần gũi trong đời sống của các em. Yêu cầu HS quan sát tranh, xếp nhanh các bức ảnh phù hợp với cơ cấu ngành dịch vụ. + GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp theo kỹ thuật tia chớp với hình thức "con số ngẫu nhiên" - GV chuẩn bị một bộ câu hỏi liên hệ giữa cơ cấu ngành dịch vụ với những hiểu biết trong thực tế của học sinh về các loại hình này. Bộ câu hỏi được để trong một chiếc hộp bí mật. GV sẽ gọi theo tinh thần xung phong. HS sẽ bốc thăm một câu hỏi bất kỳ và trả lời nhanh nhất, chính xác nhất. Mỗi câu trả lời đúng được thưởng một vé số học tập. Bộ câu hỏi: Câu 1: Ở quê em có hoạt động thương nghiệp không? Cho ví dụ? Tại sao nói phi thương bất phú? Câu 2: Kể tên những mặt hàng chủ yếu trong đời sống cần đến dịch vụ sửa chữa? Câu 3: Theo em, hiện nay dịch vụ khách sạn nhà hàng có phát triển không? Vì sao? Em có người thân, họ hàng làm việc trong các khách sạn, nhà hàng hay không? Câu 4: Giao thông vận tải có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển? Đúng hay sai? Vì sao? Câu 5: Tại sao giáo dục, y tế, văn hóa thể thao lại thuộc dịch vụ công cộng? Câu 6: Bảo hiểm bắt buộc là gì? Năm nay, gia đình em đã mua bảo hiểm chưa? Ngoài bảo hiểm bắt buộc này em có biết còn những loại hình bảo hiểm nào khác không? Cho VD? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: - Nêu khái niệm ngành Dịch vụ. - Cùng suy nghĩ vấn đề được nêu ra trong câu hỏi theo cặp, các cặp lại tiếp tục chia sẻ quan điểm với nhau. - Hoạt động cá nhân theo kỹ thuật tia chớp. Bước 3: Trao đổi, thảo luận - Học sinh chia sẻ, thảo luận. - Học sinh rút ra kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân sau quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bước 4: Phân tích, đánh giá GV tổ chức, hướng dẫn cho HS rút ra kiến thức cần thiết. I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ: 1. Cơ cấu: - Khái niệm: Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. - Cơ cấu: đa dạng + Dịch vụ tiêu dùng: thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân, công cộng,... + Dịch vụ sản xuất: GTVT, BCVT, tài chính, tín dụng,..... + Dịch vụ công cộng: giáo dục, y tế, văn hóa, quản lý nhà nước,.... Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành dịch vụ (8 phút) * Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống. - Khai thác kiến thức thực tế để đưa ra nhận định, đánh giá về vai trò của dịch vụ. * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: - PP thảo luận nhóm- kỹ thuật động não không công khai. * Phương tiện: - Giấy A0, bút dạ, nam châm. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu, cách thức làm việc để học sinh thực hiện nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1,2: Tìm hiểu vai trò của dịch vụ trong sản xuất. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu vai trò của dịch vụ trong đời sống. Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Các nhóm trình bày theo hình thức trưng bày trên bảng. Bước 4: Phân tích, đánh giá: - Các nhóm tham gia nhận xét, phản biện theo cặp đã phân công: N1- 2; N3 - 4. - GV nhận xét quá trình thảo luận, trao đổi, phản biện của các nhóm. Trên cơ sở kết quả của các nhóm, GV cùng với HS chốt kiến thức cần thiết. 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống: * Đối với sản xuất: - Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho sản xuất. - Hỗ trợ quá trình tiêu thụ sản phẩm - Tăng giá trị của sản phẩm, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh. - Tạo mối liên hệ kinh tế liên vùng, liên quốc gia và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. * Đối với đời sống: - Đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của con người. - Góp phần nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển của ngành dịch vụ (10 phút) * Mục tiêu: - Trình bày khái quát về sự phát triển của ngành dịch vụ. - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để đưa ra nhận định về sự phát triển của ngành dịch vụ * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm - kỹ thuật khăn phủ bàn. * Phương tiện: - Số liệu thống kê, biểu đồ. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu 16.1, trả lời câu hỏi: Nhận xét tỉ trọng và sự thay đổi tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP nước ta. HS làm việc và trả lời câu hỏi. - Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng các nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất; dịch vụ công cộng và nêu nhận xét. HS làm việc và đưa ra nhận xét. - Bước 3: GV yêu cầu HS khá giỏi giải thích: Tại sao trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới, tỉ trọng ngành dịch vụ ngày càng cao? Ở nước ta, việc phát triển ngành dịch vụ đang đứng trước những thách thức gì? HS căn cứ vào hiểu biết thực tiễn để trả lời. - Bước 4: GV bổ sung kiến thức. GV tổ chức cho HS liên hệ, so sánh giữa cơ cấu kinh tế của Việt Nam với các nước phát triển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, để HS hiểu được: * Thực tế, ngành Dịch vụ ở nước ta vẫn chưa thể hiện được rõ vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, quy mô và chất lượng dịch vụ của Việt Nam còn thấp; Tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế theo hướng dịch vụ hóa còn rất chậm, mức độ tác động lan tỏa thấp. Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng dịch vụ cần được tăng mạnh hơn, bền vững hơn, theo hướng dịch vụ hóa. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển. II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ nước ta. 1. Đặc điểm phát triển. - Các hoạt động dịch vụ ngày càng thu hút nhiều lao động và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu GDP của cả nước. - Tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. (năm 2017 đạt 7,4%). - Chiếm 42,7% cơ cấu GDP và 35,3% cơ cấu lao động (năm 2018) - Ngành dịch vụ ngày càng phát triển do yêu cầu của nền kinh tế và có khả năng thu lợi nhuận cao. - Việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình hoạt động của ngành dịch vụ đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự phân bố của ngành dịch vụ (10 phút) * Mục tiêu: + Trình bày được sự phân bố của ngành dịch vụ. + Hợp tác, phát huy kiến thức vốn có kết hợp kỹ năng lập luận để làm rõ sự phân bố của ngành dịch vụ. * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: - Thảo luận cặp kết hợp với tổ chức phần thi hùng biện. * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu khái quát đặc điểm phân bố ngành dịch vụ của nước ta. HS đọc hiểu SGK và trả lời câu hỏi. - Bước 2: GV cung cấp cho HS sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ, yêu cầu HS căn cứ vào sơ đồ và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều ? Tại sao Hà Nội và TPHCM là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta? - HS trả lời. Cả lớp bổ sung. GV chuẩn kiến thức. 2. Sự phân bố: - Dịch vụ phân bố phụ thuộc vào đối tượng đòi hỏi dịch vụ, đó là: + Dân cư + Sự phát triển của các ngành kinh tế. - Hai vùng kinh tế có hoạt động dịch vụ phát triển nhất: Đông Nam bộ và Đồng bằng sông hồng. - Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - GV yêu cầu lớp trưởng thống kê:nTỉ lệ số HS có người thân trong gia đình làm việc trong ngành dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất và dịch vụ công. - HS tham gia việc thống kê, sẽ nhận biết rõ hơn về hoạt động kinh tế nói chung và về cơ cấu ngành dịch vụ. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Em đã tham gia vào loại hình hoạt động nào của ngành dịch vụ? Trong khi tham gia các hoạt động này, em đã gặp khó khăn nào và giải quyết khó khăn đó như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài tập cuối bài và chuẩn bị bài mới. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị nội dung bài 14 + Sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu về lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ở nước ta hiện nay. + Xác định các cảng biển và sân bay lớn ở nước ta.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Phát triển năng lực vật lý lớp 8

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ, giáo án chi tiết bài vai trò đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ, giáo án 5 bước bài vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ

Giải bài tập những môn khác