Giải phát triển năng lực vật lí 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Giải bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Sách phát triển năng lực trong môn vật lí 8 trang 80. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. LÝ THUYẾT
1. Thí nghiệm về khoảng cách giữa các phân tử
Thí nghiệm 1: Cho hạt ngô vào cốc đong 1 (Hình 19.1) và lắc đều để được mức 75ml như trên cốc đong. Tiến hành cho hạt vừng vào cốc đong 2 (Hình 19.2) và lắc đều để được mức 25ml trên cốc đong. Sau đó đổ vừng từ cốc đong 2 vào cốc đong 1 chứa ngô, lắc đều rồi đọc chỉ số chỉ mức hỗn hợp ngô và vừng trên cốc đong và vừng trên cốc đong, ghi vào bảng 19.1.
Thí nghiệm 2: Lấy 50ml mực cho vào cốc đong 1 (Hình 19.3) và 100ml nước cho vào cốc đong 2 (Hình 19.4). Sau đó đổ 100ml nước vào 50ml mực rồi đọc thể tích của hỗn hợp và ghi vào bảng 19.1.
Bảng 19.1: Kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm 1 (Hỗn hợp ngô và vừng) | Thí nghiệm 2 (Hỗn hợp mực và nước) | |
Tổng số chỉ ban đầu của mỗi cốc | ||
Số chỉ hỗn hợp sau khi trộn | ||
Chênh lệch tổng số chỉ ban đầu và số chỉ hỗn hợp sau khi trộn |
Thảo luận với các bạn để chọn các từ : phân tử, hạt điền vào chỗ trống để giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng chênh lệch thể tích trong hai thí nghiệm trên.
Đối với thí nghiệm 1, khối ngô gồm nhiều ............... ngô và giữa các ................. ngô luôn có khoảng cách, khối vừng gồm nhiều .................. vừng và giữa các ................ vừng cũng luôn có khoảng cách nên khi trộn ngô với khối vừng thì các ..................... vừng sẽ lọt vào khoảng cách giữa các ................. ngô làm thể tích hỗn hợp giảm so với tổng thể tích các .............. ngô và ............ vừng ban đầu.
Đối với thí nghiệm 2, khối nước gồm nhiều ................. nước và giữa các .................... nước cũng luôn có khoảng cách, khối mực cũng gồm nhiều .............. mực và giữa các .............. mực cũng luôn có khoảng cách, vì vậy khi trộn vào với nhau, thể tích của hỗn hợp cũng giảm so với tổng thể tích ban đầu như hỗn hợp khối ngô với khối vừng.
Hướng dẫn:
Thí nghiệm 1 (Hỗn hợp ngô và vừng) | Thí nghiệm 2 (Hỗn hợp mực và nước) | |
Tổng số chỉ ban đầu của mỗi cốc | 100 ml | 150 ml |
Số chỉ hỗn hợp sau khi trộn | 78 ml | 130 ml |
Chênh lệch tổng số chỉ ban đầu và số chỉ hỗn hợp sau khi trộn | 22 ml | 20 ml |
Đối với thí nghiệm 1, khối ngô gồm nhiều hạt ngô và giữa các hạt ngô luôn có khoảng cách, khối vừng gồm nhiều hạt vừng và giữa các hạt vừng cũng luôn có khoảng cách nên khi trộn ngô với khối vừng thì các hạt vừng sẽ lọt vào khoảng cách giữa các hạt ngô làm thể tích hỗn hợp giảm so với tổng thể tích các hạt ngô và hạt vừng ban đầu.
Đối với thí nghiệm 2, khối nước gồm nhiều phân tử nước và giữa các phân tử nước cũng luôn có khoảng cách, khối mực cũng gồm nhiều phân tử mực và giữa các phân tử mực cũng luôn có khoảng cách, vì vậy khi trộn vào với nhau, thể tích của hỗn hợp cũng giảm so với tổng thể tích ban đầu như hỗn hợp khối ngô với khối vừng.
2. Thí nghiệm về khoảng cách giữa các nguyên tử
Sử dụng kính vi điện tử quan sát hình ảnh của lá nhôm, người ta thu được kết quả như hình 19.6.
Thảo luận với bạn để lựa chọn các từ: nguyên tử, khoảng cách điền vào đoạn mô tả sau:
Nhìn bề mặt lá nhôm bằng mắt thường, lá nhôm là một mặt kín, liên tục, không có ............. giữa các ............... nhôm, nhưng nhìn dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, lá nhôm được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, gọi là các ........... nhôm và giữa các ................. luôn có ................... và các .............. nhôm luôn xếp có trật tự, một cách đều đặn như một mạng lưới mà ở mỗi nút lưới là một .............. nhôm.
Hướng dẫn:
Nhìn bề mặt lá nhôm bằng mắt thường, lá nhôm là một mặt kín, liên tục, không có khoảng cách giữa các nguyên tử nhôm, nhưng nhìn dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, lá nhôm được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, gọi là các nguyên tử nhôm và giữa các nguyên tử luôn có khoảng cách và các nguyên tử nhôm luôn xếp có trật tự, một cách đều đặn như một mạng lưới mà ở mỗi nút lưới là một nguyên tử nhôm.
3. Kết luận
Qua các thí nghiệm như ở hình trên, hãy lựa chọn các từ/cụm từ : phân tử và nguyên tử, khoảng cách để điền vào đoạn kết luận sau cho phù hợp.
Các chất được cấu tạo từ hạt riêng biệt, gọi là các ..........................., giữa các ........................... luôn có ..................... với nhau.
Hướng dẫn:
Các chất được cấu tạo từ hạt riêng biệt, gọi là các phân tử và nguyên tử, giữa các phân tử và nguyên tử luôn có khoảng cách với nhau.
Bình luận